Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi): nền tảng pháp lý vững chắc cho mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Kinhtedothi - Chiều 16/6, tại cuộc họp báo do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long đã giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Tháo gỡ các điểm nghẽn và khơi thông nguồn lực

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành tuyệt đối thể hiện sự đồng thuận cao. Luật thể hiện tư duy đổi mới, hướng đến một nền quản trị địa phương hiện đại, kiến tạo phát triển, tháo gỡ các điểm nghẽn và khơi thông nguồn lực, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung trong kỷ nguyên mới của đất nước.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long phát biểu tại cuộc họp báo chiều 16/6. Ảnh: Trọng Quỳnh

Quốc hội thông qua luật này còn mang ý nghĩa lịch sử, tạo nên nền tảng pháp lý vững vàng cho cái tổ chức đơn vị hành chính và mô hình chính quyền địa phương hai cấp lần đầu tiên tổ chức tại nước ta.

Về mục tiêu, việc ban hành luật để sửa đổi cơ bản các quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đặc biệt, cụ thể hóa Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ ba cấp sang hai cấp.

Đây là thay đổi nền tảng và quan trọng nhất. Luật đã xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp trên phạm vi toàn quốc, bao gồm cấp tỉnh (gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (gồm xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh).

"Việc chuyển đổi này nhằm xây dựng một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo sự thông suốt trong nền hành chính từ Trung ương đến cơ sở. Cùng đó, thực hiện triệt để nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương" - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp và ủy quyền nhằm kịp thời thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Luật đã hoàn thiện các nguyên tắc về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với chính quyền địa phương và giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp xã một cách khoa học, đồng bộ và thống nhất.

Theo đó, cấp tỉnh tập trung vào việc ban hành cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, quản lý vĩ mô và giải quyết các vấn đề liên vùng, vượt quá năng lực của cấp xã. Cấp xã trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách, cung cấp dịch vụ công thiết yếu và giải quyết các vấn đề của cộng đồng dân cư, phục vụ người dân tốt hơn.

Quang cảnh họp báo. Ảnh: Hồng Thái

Củng cố nền tảng pháp lý cho hệ thống chính quyền phục vụ, kiến tạo và hiệu quả

Đáng chú ý, theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, Luật trao quyền mạnh mẽ hơn cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, được phép trực tiếp chỉ đạo giải quyết các vấn đề cấp bách thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp dưới nhằm tránh sự đình trệ, ùn tắc.

Luật đã kết hợp và kế thừa có chọn lọc những cái những quy định để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp. Theo đó, giữ nguyên cơ cấu của HĐND cấp tỉnh. HĐND cấp xã có 2 ban gồm Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Văn hóa - Xã hội.

Số lượng đại biểu HĐND được giữ trong khung tối thiểu và tối đa. Riêng TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có 125 đại biểu mỗi thành phố. Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và các Trưởng ban có thể là đại biểu hoạt động chuyên trách, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết để phù hợp với từng địa phương.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, việc chuyển đổi từ mô hình 3 cấp sang 2 cấp là cải cách lớn. Do đó, Luật đã quy định đầy đủ các điều khoản chuyển tiếp để bộ máy vận hành liên tục. Đối với các phường tại Hà Nội, TP Hồ CHí Minh và Đà Nẵng (nơi thí điểm không tổ chức HĐND phường), luật quy định sẽ tổ chức lại mô hình chính quyền đầy đủ gồm cả HĐND và UBND kể từ ngày 1/7/2025.

Luật cũng giao Chính phủ ban hành các văn bản cần thiết để phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn và xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của xã hội và người dân, doanh nghiệp.

"Việc Quốc hội thông qua luật này là một bước tiến lớn, không chỉ tạo động lực cho sự phát triển của các địa phương mà còn củng cố nền tảng pháp lý cho một hệ thống chính quyền phục vụ, kiến tạo và hiệu quả trong kỷ nguyên mới" - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long nhấn mạnh.

Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, kết thúc hoạt động cấp huyện từ ngày 1/7

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, kết thúc hoạt động cấp huyện từ ngày 1/7

Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp: Tạo nền tảng để kiến tạo nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp: Tạo nền tảng để kiến tạo nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

03 Jul, 09:08 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả với 3 "không để" gồm: Không để người dân, doanh nghiệp nào không được giải quyết thủ tục hành chính hoặc thủ tục kéo dài; không để bất cứ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh phải được khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả; không để các dự án đang triển khai bị đứt gãy, không có người chịu trách nhiệm, không để lãng phí nguồn lực, bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án lớn.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

03 Jul, 07:01 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri 17 xã, phường sau Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khoá XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu các xã, phường.

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

03 Jul, 04:22 PM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, giới thiệu những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức tại cuộc họp báo do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, từ 1/7, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo chất lượng, hiệu quả công việc (KPI).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ