Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ vật trong mâm cúng Giỗ Tổ Hùng Vương gồm những gì?

Kinhtedothi - Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam mà còn là dịp nhắc nhở con cháu phải thấu hiểu giá trị văn hóa dân tộc, nguồn cội của tổ tiên.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam là dịp để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10/3 Âm lịch hằng năm tại Đền Hùng thuộc TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cứ đến ngày này, người dân trên mọi miền đất nước, và cả những Kiều bào nước ngoài lại hướng lòng về đây, hoặc đủ thuận lợi thì đến tận nơi để tượng nhớ công ơn các vị vua đã có công gây dựng đất nước.

Những món cơ bản được dâng lên các Vua Hùng có thể kể đến: bánh chưng, bánh giầy, cơm tẻ.

Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam mà còn là dịp nhắc nhở con cháu phải thấu hiểu giá trị văn hóa dân tộc, nguồn cội của tổ tiên. Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta nhìn lại quá trình phát triển cũng như biến cố của đất nước qua các thời kỳ phát triển. Qua đó mỗi người không ngừng học tập, tu sửa đạo đức để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Có như vậy, chúng ta mới xứng đáng với công lao dựng nước của cha ông ta, thế hệ anh hùng dân tộc tổ tiên.  

Mỗi chúng ta, luôn tự hào là con rồng cháu tiên, là con cháu của các vị vua Hùng đã gây dựng nên nước Văn Lang, Âu Lạc và đánh tan giặc ngoại xâm làm nền móng cho Việt Nam ngày nay. Đó là dấu mốc quan trọng, mở ra một thời kỳ huy hoàng cho dân tộc ta. Chúng ta phải ghi nhớ công lao vô cùng to lớn đó, để không ngừng học tập và đóng góp cho xã hội, đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển. 

Trong các nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, nhất định không thể thiếu mâm cơm Việt với quy mô vượt khỏi một mâm cơm thường nhật. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình có cơ hội gần gũi, thân thiết hơn. 

Từ năm 2019, cùng với hoạt động giỗ Tổ trên điện Kính Thiên, người dân Phú Thọ cũng được khuyến khích Giỗ Tổ Hùng Vương tại gia đình.

Những món cơ bản được dâng lên các Vua Hùng có thể kể đến: bánh chưng, bánh giầy, cơm tẻ. Những món này gắn liền với thời kỳ Hùng Vương, bánh chưng, bánh giầy là sản vật, trong khi cơm tẻ là nhờ Vua Hùng dạy dân cấy lúa mà có. Có nếp có tẻ, mâm cơm ngày giỗ Tổ mới đầy đủ âm dương, tượng trưng cho sự phồn thịnh của đất nước.

Lễ vật cúng Giỗ Tổ Hùng Vương

18 chiếc bánh dày.
18 chiếc bánh chưng.
Nước.
Cau.
Trầu.
Rượu.
Hương hoa.
Ngũ quả.

18 chiếc bánh tượng chưng cho 18 đời vua Hùng đã có công xây dựng và giữ gìn đất nước. Theo quan niệm của dân gian, 2 loại bánh này tuy đơn giản nhưng nó lại ẩn chứa ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

Cụ thể, bánh dày có hình tròn, thuộc hệ dương, không có góc cạnh, hình khối cụ thể, có thể giãn nở mọi phía, tượng trưng cho bầu trời nên có màu trắng và không nhân. Còn bánh chưng có hình vuông, thuộc hệ âm, có góc cạnh, hình khối cụ thể, tượng trưng cho đất, hoa cỏ, cây cối nên có màu xanh, bên trong có nhân thịt và đậu xanh.

Vì thế, sự đối lập giữa âm - dương, đất - trời, vuông - tròn đã nói lên biết bao điều tốt đẹp của dân tộc. Đây chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn, công ơn sinh thành, dưỡng dục lớn lao của cha mẹ, đồng thời nó còn là tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắc.

Mâm cơm cúng Giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà

Nghi thức cúng Giỗ Tổ Hùng Vương tại nhà cần phải được đảm bảo có đầy đủ các lễ vật cơ bản. Nếu là mâm cỗ chay thì bạn cần có hai lễ vật quan trọng là bánh chưng và bánh dày. 

Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị hương, hoa, trầu cau, muối, gạo, nước cho cả mâm cỗ. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Giỗ Tổ Hùng Vương có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù cho lễ vật nhiều hay ít thì quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm, chân thành của gia chủ.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TP Hồ Chí Minh: 151 doanh nghiệp dự bình chọn top 50 doanh nghiệp tiêu biểu

TP Hồ Chí Minh: 151 doanh nghiệp dự bình chọn top 50 doanh nghiệp tiêu biểu

28 Feb, 02:36 PM

Kinhtedothi – Tính đến ngày 28/2, chương trình bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TP Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) đã có 151 doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia bình chọn.

TP Hồ Chí Minh: công tác mặt trận phải bám sát thực tiễn, không có lợi cho dân thì không làm

TP Hồ Chí Minh: công tác mặt trận phải bám sát thực tiễn, không có lợi cho dân thì không làm

27 Feb, 07:59 AM

Kinhtedothi – Đây là chỉ đạo của Phó Bí thư Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh Nguyễn Phước Lộc tại hội nghị quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu (ĐHĐB) MTTQ TP nhiệm kỳ 2024-2029; tổng kết chương trình “Xuân đoàn kết – Tết nghĩa tình” diễn ra chiều 26/2.

Lào Cai: Thiền phái Trúc lâm Việt Nam trao tặng 32 căn nhà tình nghĩa tại xã A Mú Sung

Lào Cai: Thiền phái Trúc lâm Việt Nam trao tặng 32 căn nhà tình nghĩa tại xã A Mú Sung

22 Feb, 04:08 PM

Kinhtedothi- Góp phần thực hiện mục tiêu, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ về việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước, Tông môn Thiền phái Trúc lâm Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ bà con xóa đói, giảm nghèo. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến là hoạt động xây dựng nhà tình nghĩa.

Chuẩn bị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2025

Chuẩn bị điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2025

22 Feb, 02:30 AM

Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH đã điều tra về tiền lương năm 2024 trong DN; đề nghị các tỉnh, TP rà soát những địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu để chuẩn bị cho việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ