Lấy ý kiến về chi phí quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn
Dự thảo Thông tư này dự kiến áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công để xác định, quản lý chi phí quy hoạch tổng mặt bằng. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn khác vận dụng các quy định tại Thông tư này để xác định, quản lý chi phí quy hoạch tổng mặt bằng.

Về chi phí lập quy hoạch tổng mặt bằng (đối với các khu vực trong phạm vi phát triển đô thị), xác định bằng 65% chi phí lập quy hoạch chi tiết đô thị. Chi phí lập quy hoạch chi tiết đô thị xác định theo hướng dẫn xác định chi phí lập đồ án quy hoạch chi tiết đô thị hiện hành.
Chi phí lập quy hoạch tổng mặt bằng (đối với các khu vực trong khu chức năng) xác định bằng 65% chi phí quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng. Chi phí lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng xác định theo hướng dẫn xác định chi phí lập đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng hiện hành.
Trường hợp cần phải điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng thì chi phí điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng xác định theo hướng dẫn xác định chi phí điều chỉnh cục bộ của đồ án quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng hiện hành.
Phí thẩm định đồ án quy hoạch tổng mặt bằng xác định theo quy định hiện hành về phí thẩm định các đồ án quy hoạch.
Chi phí quản lý nghiệp vụ lập quy hoạch tổng mặt bằng xác định theo hướng dẫn có liên quan đến chi phí quản lý nghiệp vụ lập quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng hiện hành.
Về chi phí quản lý nghiệp vụ lập quy hoạch tổng mặt bằng thì thực hiện theo quy định quản lý chi phí lập quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc theo quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng hiện hành…

Sửa đổi một số quy định về lập quy hoạch đô thị
Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Điều chỉnh quy hoạch đô thị: Lợi ích của người dân là trọng tâm
Kinhtedothi-Mới đây, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu Sở QH – KT xem xét một cách thận trọng, khách quan, khoa học việc điều chỉnh tổng thể và điều chỉnh cục bộ quy hoạch, nhất là không điều chỉnh cục bộ quy hoạch làm tăng mật độ dân cư so với quy hoạch được duyệt.

Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đô thị
Kinhtedothi – Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội đã đạt được nhiều thành quả tích cực. Và Hà Nội đang triển khai lập quy hoạch Thủ đô tầm nhìn đến năm 2050, đây là cơ sở để khắc phục tồn tại, tạo nền tảng thành công trong quá trình đô thị hóa.