Kinhtedothi - Hôm 12/5, Triều Tiên đã xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron và tuyên bố triển khai hệ thống kiểm soát đại dịch “khẩn cấp tối đa”.
Theo Yonhap, Triều Tiên lần đầu ghi nhận trường hợp mắc Covid-19. Ảnh: Yonhap
Ngày 12/5, hãng thông tấn Yonhap đưa tin, Triều Tiên thông báo trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron. Sau hơn 2 năm đại dịch xuất hiện trên thế giới, đây là lần đầu tiên Triều Tiên chính thức ghi nhận ca mắc Covid-19.
Theo hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã họp Bộ Chính trị, yêu cầu siết chặt việc kiểm soát biên giới, đồng thời cam kết sẽ "vượt qua cuộc khủng hoảng bất ngờ" này.
Triều Tiên cũng đồng thời tuyên bố triển khai hệ thống kiểm soát dịch Covid-19 ở "mức khẩn cấp cao nhất".
Theo nhà chức trách Triều Tiên, các mẫu thu thập từ các bệnh nhân bị sốt tại Bình Nhưỡng hôm 8/5 giống hệt Omicron.
Omicron là một loại biến thể của SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 được phát hiện lần đầu tiên trong mẫu xét nghiệm tại Botswana vào ngày 11/11/2021 và tại Nam Phi vào ngày 14/11/2021.
Omicron được phân loại vào biến thể đáng lo ngại vào ngày 30/11/2021 tại Mỹ và là biến thể có nhiều đột biến nhất của virus SARS-CoV-2. Thời gian gần đây, Omicron đã trở thành virus gây bệnh Covid-19 chủ đạo tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu biến chủng này, có nhiều nghiên cứu chỉ ra Omicron ít gây bệnh nghiêm trọng hơn so với Delta. Song, dữ liệu sơ bộ cho thấy một số người vẫn có thể mắc bệnh nặng, cần nhập viện và có thể tử vong vì nhiễm biến thể này.
Kinhtedothi - Tại lễ duyệt binh quy mô lớn được tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân đội Cách mạng Nhân dân Triều Tiên hôm 25/4, Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã khẳng định quyết tâm tăng cường hơn nữa khả năng hạt nhân.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.