Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lại cảnh khan hàng khi vàng tăng giá

Kinhtedothi - Ngày 19/3, lần đầu tiên trong lịch sử, giá vàng vượt mốc 100 triệu đồng/lượng. Như những đợt vàng phi mã trước đây, chêch lệch giá quốc tế và trong nước, tình trạng khan hàng… vẫn là những câu chuyện cũ của thị trường vàng Việt Nam.

Trong bối cảnh giá vàng liên tiếp tăng và đắt nhất lịch sử, người dân vẫn kéo đi mua vàng nhưng nhiều cửa hàng chỉ bán ra với số lượng ít ỏi vì lý do hết vàng.

Việc giá vàng cao kỷ lục có nguyên nhân từ các yếu tố kinh tế, địa chính trị và xu hướng mua vàng của các tổ chức tài chính lớn. Các ngân hàng T.Ư lớn trên thế giới đang liên tục mua ròng vàng để gia tăng dự trữ ngoại hối, phòng tránh rủi ro trước những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu. Xu hướng này phản ánh sự dịch chuyển chiến lược nhằm bảo vệ tài sản trước nguy cơ suy giảm giá trị của đồng tiền pháp định, lạm phát và bất ổn tài chính.

Cùng với đó, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và một số quốc gia lớn đang có dấu hiệu căng thẳng trở lại, tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Khu vực Trung Đông tiếp tục đối mặt với những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến giá năng lượng và tâm lý thị trường… Bất ổn gia tăng, nhà đầu tư thường có xu hướng tìm kiếm các kênh trú ẩn an toàn, trong đó vàng luôn được xem là lựa chọn hàng đầu. Nhu cầu mua vàng vật chất, đặc biệt là vàng nhẫn và vàng SJC tăng mạnh tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.

Hiện, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang quản lý thị trường vàng theo các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Về mặt tích cực, chính sách độc quyền sản xuất vàng miếng SJC giúp ổn định thị trường vàng, chống vàng hóa nền kinh tế một cách hiệu quả. Điều này không chỉ giúp giữ ổn định dự trữ ngoại hối mà còn kỳ vọng nguồn tiền định đầu tư cho tích trữ vàng quay trở lại đầu tư cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, chính sách này cũng khiến thị trường vàng nhiều thời điểm khan hiếm, cung không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng. Điều này cũng khiến vàng trong nước luôn đắt hơn vàng thế giới, khiến người mua chịu nhiều thiệt thòi.

Từ thực tế trên NHNN nên xem xét việc giữ độc quyền sản xuất vàng miếng, thay vào đó nghiên cứu việc cấp phép cho một số DN đủ điều kiện thực hiện nhập khẩu và sản xuất vàng miếng để cân đối cung - cầu, khơi thông thị trường; chuyển vai trò từ đơn vị kinh doanh trực tiếp sang quản lý thông qua các chính sách phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế. Cơ quan điều hành tiền tệ Việt Nam cũng cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường vàng theo hướng liên kết chặt chẽ với thị trường tài chính và hàng hóa, nhằm tạo thành một phần của hệ thống tài chính quốc gia, góp phần phát triển kinh tế.

Ngoài ra, để tăng cường huy động nguồn lực vàng từ dân cư và thúc đẩy việc tích hợp vàng vào nền kinh tế, cần thay đổi tư duy quản lý thị trường vàng, Chính phủ cần tạo môi trường kinh doanh ổn định nhằm khuyến khích người dân chuyển từ tích trữ vàng sang các hình thức đầu tư khác.

Về dài hạn, NHNN dự kiến sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP để cho phép các DN tư nhân nhập khẩu vàng nguyên liệu từ quý III/2025. Điều này sẽ giúp giảm phụ thuộc vào nguồn cung vàng miếng SJC độc quyền và làm tăng tính cạnh tranh trong ngành vàng.

Các chính sách sẽ hướng đến việc giữ ổn định thị trường tài chính, tránh tác động tiêu cực đến hệ thống tiền tệ; hạn chế tình trạng găm giữ vàng, bảo đảm dòng tiền được luân chuyển vào nền kinh tế. Đồng thời, từng bước thay đổi tư duy tích lũy vàng trong dân, khuyến khích chuyển hóa nguồn vốn vào sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Giá vàng hôm nay 19/3: SJC tăng trên 2 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng hôm nay 19/3: SJC tăng trên 2 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng hôm nay 18/3: tăng vọt lên trên 3.000 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 18/3: tăng vọt lên trên 3.000 USD/ounce

Tin tức kinh tế 17/3: kỷ lục giá vàng nhẫn

Tin tức kinh tế 17/3: kỷ lục giá vàng nhẫn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tạo đà phát triển

Tạo đà phát triển

02 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi-Cùng với việc thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Nhà nước đã phân cấp mạnh mẽ về quy hoạch cho chính quyền địa phương được chủ động lập, phê duyệt quy hoạch. Đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực cải cách hành chính và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững.

Khởi đầu vận hội phát triển mới

Khởi đầu vận hội phát triển mới

01 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - Hôm nay, ngày 1/7/2025, đánh dấu một cột mốc có tính lịch sử của đất nước, khi các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau khi được sắp xếp gọn hơn về số lượng, mạnh hơn về không gian phát triển và nguồn lực, chính thức đi vào vận hành cùng với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Sông Hàn chưa bao giờ ngừng chảy – Đà Nẵng không ngừng vươn xa

Sông Hàn chưa bao giờ ngừng chảy – Đà Nẵng không ngừng vươn xa

30 Jun, 08:52 AM

Kinhtedothi - Tựa như một người con trở về giữa lúc giao mùa, Đà Nẵng thành phố của sông Hàn và gió biển - đang chuẩn bị bước sang một chương mới. Từ 0 giờ ngày 1/7/2025, địa giới hành chính sẽ được hợp nhất với tỉnh Quảng Nam. Khép lại 28 năm kiêu hãnh vươn mình từ ngày tách tỉnh 1997, Đà Nẵng hôm nay không chỉ là một địa danh, mà là biểu tượng sống động của tinh thần đổi mới, bản lĩnh hội nhập và khát vọng vươn xa của người Việt.

Một kỳ thi, nhiều khoảng lặng

Một kỳ thi, nhiều khoảng lặng

30 Jun, 06:02 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã khép lại trong tiết trời oi ả của mùa Hè, đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong hành trình trưởng thành của hơn 1 triệu học sinh lớp 12 trên cả nước. Như thường lệ, kỳ thi không chỉ là phép đo kiến thức, mà còn là thước đo tinh thần, bản lĩnh và cả sự chuẩn bị dài hơi của cả hệ thống giáo dục.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ