Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kinh tế tư nhân trước cơ hội phát triển mạnh mẽ

Kinhtedothi - Với những định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm, kinh tế tư nhân có thêm nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Cải cách thể chế, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, giải phóng nguồn lực... sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân thực sự trở thành động lực chính của nền kinh tế.

Môi trường kinh doanh được cải thiện

Thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc tiếp tục đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế tư nhân. Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong việc hoàn thiện khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào nền kinh tế.

Cải cách thể chế, mở rộng cơ hội đầu tư, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và giải phóng nguồn lực sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân thực sự trở thành động lực chính của nền kinh tế. Ảnh: Khắc Kiên

Môi trường kinh doanh được cải thiện. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chỉ số Môi trường Kinh doanh (Ease of Doing Business) của Việt Nam đã liên tục được cải thiện trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, từ vị trí 82/190 nền kinh tế năm 2016 lên 70/190 vào năm 2020.

Bên cạnh đó, từ năm 2016 đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 50% điều kiện kinh doanh và hơn 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 đã giúp minh bạch hóa môi trường đầu tư, giảm bớt các rào cản hành chính, tăng cường quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những cải cách tích cực, vẫn còn một số rào cản khiến khu vực kinh tế tư nhân chưa phát triển mạnh mẽ như kỳ vọng. Hệ thống pháp luật còn chồng chéo. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải cách, nhưng vẫn tồn tại tình trạng luật chồng luật, quy định chồng chéo gây khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân.

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), nhưng các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Các doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận đất đai, tín dụng do những quy trình phức tạp và rào cản hành chính.

Nhiều cơ hội phát triển của doanh nghiệp tư nhân thời gian tới

Thông điệp của Tổng Bí thư về việc mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân tham gia các dự án quan trọng quốc gia mở ra nhiều triển vọng cho khu vực kinh tế này.

Thời gian tới, nhiều chính sách cho kinh tế tư nhân rộng cửa sẽ tiếp tục được triển khai.

Chính phủ dự kiến đầu tư công khoảng 700.000 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025, trong đó có nhiều dự án hạ tầng lớn như sân bay Long Thành, cao tốc Bắc – Nam. Việc cổ phần hóa DNNN giúp tạo cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các lĩnh vực trước đây vốn do DNNN chi phối. Việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp như VinFast, Vingroup, FPT, Masan... vươn tầm khu vực là một minh chứng rõ nét.

Dù có những doanh nghiệp tư nhân lớn, nhưng số lượng doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh quốc tế vẫn còn hạn chế. Dù chính sách mở rộng, nhưng trên thực tế, doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp nhiều rào cản khi tham gia vào các dự án hạ tầng lớn.

Để doanh nghiệp tư nhân tận dụng cơ hội từ chính sách, cần đẩy mạnh cơ chế hợp tác công - tư (PPP) để doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia nhiều hơn vào các dự án lớn. Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

Ngoài ra, cần tiếp tục cải cách thể chế theo hướng đồng bộ, minh bạch và đơn giản hóa quy trình đầu tư, kinh doanh. Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia các ngành chiến lược như năng lượng, công nghệ cao, sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Tạo cơ chế hỗ trợ tài chính và tín dụng dành riêng cho DNNVV, đảm bảo họ có thể tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi.

Theo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2023, Việt Nam xếp thứ 46/132 quốc gia nhưng tỷ lệ doanh nghiệp thực sự ứng dụng công nghệ cao vẫn còn thấp. Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng chủ yếu ở doanh nghiệp lớn, trong khi doanh nghiệp nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp tư nhân cần tận dụng chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các quỹ hỗ trợ nghiên cứu và phát triển. Đầu tư vào chuyển đổi số, áp dụng AI, dữ liệu lớn để nâng cao hiệu suất. Tăng cường hợp tác với các tập đoàn công nghệ để tiếp cận tri thức và nguồn lực.

Các trung tâm đổi mới sáng tạo cần được đầu tư mạnh mẽ. Xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm quốc gia để hỗ trợ các startup công nghệ. Giải phóng nguồn lực phát triển kinh tế tư nhân.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ