Kinhtedothi - Ngày 6/7, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Kiên Giang công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (BCĐ). Việc thành lập BCĐ sẽ góp phần giúp Tỉnh ủy triển khai hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của BCĐ Trung ương, nhất là sự chỉ đạo của Tổng Bí thư.
Theo đó, BCĐ gồm 6 thành viên. Ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang làm Trưởng BCĐ và 5 Phó Trưởng ban, gồm: Ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Văn Sạch - Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ; ông Lê Thanh Hùng - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ; ông Phạm Hoàng Nam - Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ; ông Nguyễn Văn Hận - Giám đốc Công an tỉnh và 9 uỷ viên. Ban Nội chính Tỉnh uỷ là cơ quan thường trực của BCĐ.
Tại lễ công bố quyết định, ông Đỗ Thanh Bình cho biết, việc thành lập BCĐ sẽ giúp Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, quán triệt thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, quan điểm, mục tiêu của Đảng, của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là sự chỉ đạo của Tổng Bí thư.
Các thành viên BCĐ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Kiên Giang.
“Đây là việc làm khẳng định không có tình trạng trên nói dưới không làm, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” – Trưởng BCĐ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh.
Qua đó, ông cũng đề nghị, từng thành viên BCĐ phát huy khả năng, trách nhiệm của mình, nghiêm túc thực hiện trọng trách trước Đảng bộ tỉnh; chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy và BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nghiêm các nguyên tắc, chế độ làm việc, trách nhiệm, quan hệ công tác, quy chế làm việc của BCĐ.
Kinhtedothi- Theo dõi thông tin từ Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác PCTN, TC giai đoạn 2012-2022 (sáng 30/6), nhiều cán bộ, đảng viên đã bày tỏ sự tin tưởng vào quyết tâm chính trị của Đảng, kiên trì chống “giặc nội xâm”, đặc biệt là những định hướng đã được Tổng Bí thư chỉ rõ.
Kinhtedothi - Công tác phòng, chống tham nhũng hiện đang được thực hiện trên diện rộng, ngày càng đi vào chiều sâu, làm rõ bản chất tham ô, tham nhũng mang tính chất tập thể, có tổ chức, có sự cấu kết chặt chẽ giữa cán bộ nhà nước với các đối tượng bên ngoài nhà nước.
Kinhtedothi – Ngay những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng cán bộ ở phường Hiệp Thành tỉnh Cà Mau nơi có nhiều đồng bào Khmer sinh sống vẫn nỗ lực, cố gắng quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả với 3 "không để" gồm: Không để người dân, doanh nghiệp nào không được giải quyết thủ tục hành chính hoặc thủ tục kéo dài; không để bất cứ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh phải được khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả; không để các dự án đang triển khai bị đứt gãy, không có người chịu trách nhiệm, không để lãng phí nguồn lực, bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án lớn.
Kinhtedothi - Chiều 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri 17 xã, phường sau Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khoá XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu các xã, phường.
Kinhtedothi - Ngày 3/7, giới thiệu những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức tại cuộc họp báo do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, từ 1/7, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo chất lượng, hiệu quả công việc (KPI).