Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khẩn trương, sẵn sàng cho hoạt động đồng bộ toàn hệ thống chính trị sau sắp xếp

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, kể từ 1/5/2025, khối lượng công việc sẽ rất lớn khi 63 tỉnh, TP gửi đề án sắp xếp về Bộ Nội vụ để trình UBTV Quốc hội và Quốc hội cùng thời điểm, đòi hỏi Bộ tích cực phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các bộ, ngành điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) để bảo đảm việc vận hành của chính quyền địa phương hai cấp.

Tập trung cao độ thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, Đảng ủy Chính phủ sẽ báo cáo Ban Chấp hành T.Ư tại Hội nghị lần thứ 11 để thông qua đề án của Đảng ủy Chính phủ; sau đó Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc để triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh và cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, dự kiến diễn ra vào ngày 16/4. Hội nghị cũng sẽ xác định một số nhiệm vụ trong sắp xếp lại MTTQ và các tổ chức CT - XH, các cơ quan tòa án, viện kiểm sát.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu rõ, ngày 1/7 là mốc để chính quyền cấp xã bắt đầu vận hành, 30/8 là thời điểm toàn hệ thống chính trị sau khi sắp xếp và tổ chức lại sẽ chính thức đi vào hoạt động đồng bộ. Vì vậy, các đơn vị cần tập trung cao độ trong thực hiện nhiệm vụ sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh và cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước ngày 30/6, để chính quyền cấp xã sẽ bắt đầu vận hành từ ngày 1/7, cấp tỉnh vận hành sau ngày 30/8.

Từ đó, Bộ trưởng đã đề nghị người đứng đầu các đơn vị phối hợp chặt chẽ để hoàn thành những công việc tham mưu cho Bộ, nhất là trong việc sắp xếp và vận hành chính quyền địa phương hai cấp khi bỏ ĐVHC cấp huyện. Trong công tác truyền thông, các đơn vị cần tiếp tục chú trọng cao để luận giải, lan tỏa và tạo sự đồng thuận lớn từ Nhân dân trên cả nước.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị nhanh chóng rà soát danh mục nghị định cần sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới để phục vụ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, thực hiện phân cấp phân quyền cho địa phương. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng trí tuệ nhân tạo song song biện pháp thủ công để rà soát các văn bản pháp luật cần sửa đổi, bổ sung liên quan phân cấp phân quyền, bảo đảm các văn bản được trình song song và sớm ban hành, sau khi thông qua Hiến pháp sửa đổi và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng cho rằng, việc rà soát chính sách liên quan phụ cấp, phụ cấp đặc thù, lương tối thiểu vùng để tham mưu, đề xuất sửa những nghị định cụ thể, nhất là sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh, tổ chức lại ĐVHC cấp xã… là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Bộ Nội vụ sẽ tập trung đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện Quyết định số 608/QĐ-TTg về phân cấp phân quyền; báo cáo về tình hình thực hiện Kết luận số 121-KL/TW của Ban Chấp hành T.Ư và Nghị quyết 176/2025/QH15 của Quốc hội sau khi thực hiện nghị quyết về sắp xếp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan Chính phủ, cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh…

Dự thảo Tờ trình nêu rõ Dự thảo Luật sửa đổi các quy định liên quan việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp cơ sở; đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa T.Ư với địa phương và giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ yêu cầu các đơn vị tập trung cao độ trong thực hiện nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ưu tiên cho cấp cơ sở

Nhằm mục đích tinh gọn tổ chức, tăng cường phân cấp phân quyền giữa các cấp chính quyền, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi, dự kiến được trình Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV.

Đáng chú ý, Dự thảo Luật sửa đổi các quy định liên quan việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp cơ sở; đẩy mạnh phân quyền, phân cấp giữa T.Ư với địa phương và giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp cơ sở. Trên cơ sở mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (gồm cấp tỉnh và cấp cơ sở), phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương.

Theo dự thảo, qua rà soát, dự kiến khoảng 15% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay phải chuyển giao cho cấp tỉnh thực hiện. Với chính quyền địa phương cấp cơ sở, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã theo quy định hiện hành thì chuyển đa số nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện để giao cho cấp cơ sở.

Theo đó, chuyển đa số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương huyện cho chính quyền địa phương xã; chuyển đa số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương quận, TP thuộc tỉnh, TP thuộc TP trực thuộc T.Ư, thị xã cho phường thực hiện. Việc này nhằm giải quyết các công việc hành chính, cung cấp nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn, với nguyên tắc ưu tiên cho cấp cơ sở, trừ những công việc vượt quá khả năng của cấp cơ sở mới giao cấp tỉnh thực hiện. Qua rà soát dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho cấp cơ sở thực hiện.

Đặc biệt, để thực hiện nhất quán nguyên tắc "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", nhằm nâng cao năng lực quản trị của cấp cơ sở, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương, dự Luật cũng quy định căn cứ tình hình thực tiễn, cấp tỉnh đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền các nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cấp cơ sở.

Trong đó, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương phường để quản lý và phát triển đô thị, phát triển kinh tế đô thị; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương đặc khu tự chủ quản lý Nhà nước vùng hải đảo, bảo đảm ứng phó linh hoạt, chủ động với tình huống đột xuất, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm thu hút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo.

Song song đó, Dự thảo Luật quy định nội dung chuyển tiếp các vấn đề quan trọng, cấp bách để bảo đảm hoạt động chính quyền địa phương diễn ra liên tục, thông suốt... khi chuyển từ mô hình 3 cấp sang 2 cấp. Đồng thời, quy định thời hạn để các cơ quan chính quyền địa phương cấp huyện bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (15 ngày); quy định về hiệu lực và thẩm quyền xử lý các văn bản của chính quyền địa phương cấp huyện (sau khi giải thể)…

Đề xuất những điều kiện cần khi thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã

Đề xuất những điều kiện cần khi thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã

Bộ Nội vụ tiếp tục thanh tra công tác cán bộ

Bộ Nội vụ tiếp tục thanh tra công tác cán bộ

Hà Nội: người dân hưởng lợi nhờ ứng dụng hiệu quả từ chính quyền số

Hà Nội: người dân hưởng lợi nhờ ứng dụng hiệu quả từ chính quyền số

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

03 Jul, 09:08 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả với 3 "không để" gồm: Không để người dân, doanh nghiệp nào không được giải quyết thủ tục hành chính hoặc thủ tục kéo dài; không để bất cứ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh phải được khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả; không để các dự án đang triển khai bị đứt gãy, không có người chịu trách nhiệm, không để lãng phí nguồn lực, bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án lớn.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

03 Jul, 07:01 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri 17 xã, phường sau Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khoá XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu các xã, phường.

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

03 Jul, 04:22 PM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, giới thiệu những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức tại cuộc họp báo do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, từ 1/7, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo chất lượng, hiệu quả công việc (KPI).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ