Kinhtedothi - Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa cấp cứu thành công một ca sốc phản vệ độ II. Nguyên nhân được xác định là do người đàn ông này đã ăn lòng lợn, tiết canh.
Trường hợp bị sốc phản vệ phải cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn mới đây là ông L.Q.H.S. (51 tuổi), trú tại xã Phù Linh. Ông S. nhập viện trong tình trạng toàn thân da mẩn đỏ; tức ngực; khó thở; huyết áp đo được 150/90mm Hg; mạch nhanh 124 nhịp/phút; tần số thở 35 lần/ phút, chỉ số Sp02 là 92%.
Theo chia sẻ của ông S. thì trước khi vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện khoảng 1 giờ, ông đã ăn lòng lợn, tiết canh. Bệnh nhân S. cũng cho biết bản thân có tiền sử khoẻ mạnh, không bị dị ứng.
Sức khoẻ của ông L.Q.H.S. hiện nay đã ổn định.
Sau khi chẩn đoán bệnh nhân có triệu chứng sốc phản vệ độ II, kíp bác sĩ do ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phó phụ trách Phòng khám đa khoa Trung Tâm làm kíp trưởng đã ngay lập tức tiến hành cấp cứu, xử trí phản vệ khẩn cấp cho bệnh nhân theo phác đồ của Bộ Y tế.
Sau 1 giờ được cấp cứu tích cực, bệnh nhân S. dần có tiến triển tốt; dấu hiệu mẩn đỏ trên da đã dịu lại, đỡ khó thở, tức ngực, các chỉ số sinh tồn như: huyết áp, mạch, oxy trong máu được đưa về mức ổn định. Bệnh nhân tiếp tục được theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn. Sau 3 giờ thì tình trạng bệnh nhân ổn định.
Được biết, sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nguy hiểm, cần được xử lý và cấp cứu ngay lập tức, càng sớm càng tốt tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Khi có dấu hiệu sốc phản vệ (ngứa, da đỏ ửng, nổi mề đay…), người bệnh cần ngừng ngay việc tiếp xúc với tác nhân (thức ăn, thuốc…) và đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Kinhtedothi-Chế độ ăn với những thực phẩm truyền thống, tươi ngon, lành mạnh đang bị thay thế bởi thực phẩm 'rác' đã qua chế biến kỹ và đồ uống chứa nhiều đường, muối, chất béo. Trẻ em và thanh thiếu niên bị bủa vây bởi các hoạt động tiếp thị đồ ăn vặt ở mọi nơi.
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND về triển khai công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn TP Hà Nội năm 2023.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh bệnh cúm mùa đang có diễn biến phức tạp và số ca mắc ngày càng gia tăng, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân chủ động biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Kinhtedothi - Ngày 17/2, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã trực tiếp kiểm tra, giám sát công tác tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi tại trạm y tế phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng.
Kinhtedothi - Sáng 17/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tuần qua, toàn TP ghi nhận 114 trường hợp mắc sởi; tương đương so với tuần trước. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 441 trường hợp tại 30/30 quận, huyện, thị xã, tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Kinhtedothi - Cứ mỗi dịp đầu Xuân năm mới, lễ hội Xuân hồng lại "bội thu" với hàng nghìn đơn vị máu được hiến tặng. Để hái được “trái ngọt” đó phải kể đến công sức không nhỏ của các y bác sĩ, tình nguyện viên (TNV) cùng trái tim nhiệt huyết của hàng nghìn người dân.
Kinhtedothi - Ngày 13/2, Sở Y tế Hà Nội có Công văn số 578/SYT-NVD gửi các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB); phòng y tế, trung tâm y tế; các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn Hà Nội về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị bệnh cúm.