Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Mê Linh: Góp sức xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng tại xã Liên Mạc

Kinhtedothi - Nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân, những năm qua xã Liên Mạc (huyện Mê Linh) đặc biệt quan tâm, đầu tư nâng cấp thiết chế hạ tầng văn hoá. Cùng với đó là đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư các điểm sinh hoạt cộng đồng.

Xã Liên Mạc nằm trong nhóm các địa phương đầu tiên của huyện Mê Linh về đích nông thôn mới. Đầu năm 2021, xã được huyện lựa chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới nâng cao. Với sự hỗ trợ của TP và huyện, công tác đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng được địa phương rốt ráo thực hiện để cụ thể hoá mục tiêu trên vào năm 2022.

Thiết chế hạ tầng văn hoá tại xã Liên Mạc (huyện Mê Linh) được đầu tư ngày một đồng bộ nhờ sự chung sức của người dân. Ảnh: Lâm Nguyễn.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý của xã Liên Mạc trong xây dựng nông thôn mới nâng cao là việc huy động xã hội hoá trong đầu tư xây dựng thiết chế hạ tầng văn hoá. Thống kê đến nay, 3/3 thôn gồm: Bồng Mạc, Xa Mạc và Yên Mạc đều có nhà văn hoá đạt tiêu chuẩn. Không chỉ vậy, cán bộ cơ sở còn tích cực vận động người dân chung tay ủng hộ để xây dựng thêm nhiều điểm sinh hoạt cộng đồng tại các xóm. 

 

“Chúng tôi tâm niệm đóng góp đầu tư xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của bà con thôn xóm, mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự phát triển chung của địa phương, vì một quê hương giàu đẹp hơn…”.

Ông Phạm Văn Xuyến, người dân thôn Bồng Mạc (xã Liên Mạc).

Bí thư Chi bộ thôn Bồng Mạc Hoàng Ngọc Phú cho biết, thôn có 5 xóm thì đến nay đều có điểm sinh hoạt cộng đồng được xây dựng từ nguồn xã hội hoá. Cùng với hỗ trợ kinh phí xây dựng, nhiều hộ dân còn tự nguyện đóng góp, ủng hộ bàn ghế, trang thiết bị cho phòng sinh hoạt chung. Nhờ có điểm sinh hoạt cộng đồng, bà con đã có thêm điểm lui tới vui chơi, hội họp…

Trong khi đó tại thôn Xa Mạc, 3/4 xóm cũng đã có điểm sinh hoạt cộng đồng được dựng xây từ đóng góp kinh phí, ngày công lao động của người dân. Các điểm sinh hoạt đều được bố trí trang thiết bị cơ bản, bảo đảm tổ chức hội họp, sinh hoạt văn hoá - văn nghệ. Đời sống tinh thần của người dân các thôn xóm bởi vậy cũng ngày một nâng cao.

Chủ tịch UBND xã Liên Mạc Nguyễn Văn Tình cho biết, địa phương nhận thức rất rõ vai trò, ý nghĩa của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao. Chính vì vậy, chủ trương và giải pháp trọng tâm, xuyên suốt những năm qua trong huy động nguồn lực xã hội hoá là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra - giám sát và dân hưởng thụ”.

“Những đóng góp của người dân đều được ghi nhận, thông báo rộng rãi, thậm chí niêm yết tại các nhà văn hoá để cộng đồng cùng biết. Mỗi sự đóng góp dù là nhỏ nhất về vật chất hay tinh thần của bà con cũng đều góp phần giúp địa phương tiến thêm một bước đến với mục tiêu về đích nông thôn mới nâng cao…” – ông Nguyễn Văn Tình chia sẻ.

Liên Mạc đa dạng hóa nguồn lực đầu tư

Liên Mạc đa dạng hóa nguồn lực đầu tư

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chống hạn vụ Xuân: cần thiết nâng cấp nhiều công trình thuỷ lợi

Chống hạn vụ Xuân: cần thiết nâng cấp nhiều công trình thuỷ lợi

17 Feb, 08:52 AM

Kinhtedothi - Sau 2 đợt xả tăng cường của các hồ chứa thuỷ điện, đến nay, 11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) đã cơ bản lấy đủ nước gieo cấy vụ Xuân 2025. Công tác lấy nước cơ bản bảo đảm theo tiến độ đề ra từ đầu vụ.

Cơ hội vươn xa cho làng nghề Hà Nội

Cơ hội vươn xa cho làng nghề Hà Nội

16 Feb, 01:57 PM

Kinhtedothi - Việc 2 làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới mở ra cơ hội để các làng nghề Hà Nội tăng cường trao đổi hợp tác, nâng tầm vị thế trên thị trường quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ