Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Học sinh Hà Nội háo hức với không khí Tết cổ truyền tại trường học

Kinhtedothi – Còn nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng những ngày này, nhiều trường học Hà Nội đã tràn ngập sắc Xuân; học sinh háo hức với lễ hội gói bánh chưng, trò chơi dân gian và các phiên chợ Tết….

Ngày 15/1, không gian Trường Tiểu học Yên Hoà (quận Cầu Giấy) trở nên rộn rã, nhiều sắc màu bởi chương trình "Hội Xuân yêu thương". Đây là hoạt động ý nghĩa được nhà trường tổ chức thường niên nhằm giáo dục học sinh về văn hóa đón Tết cổ truyền của dân tộc; đồng thời góp phần ủng hộ các bạn nhỏ kém may mắn đang điều trị tại khoa Nhi - Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cùng học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường.

Thi gói bánh chưng tại Hội Xuân yêu thương - Trường Tiểu học Yên Hoà.

Chia sẻ về sự kiện, nhà giáo Đặng Thị Kim Khuê, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Khác với một số năm học trước, Hội chợ Xuân Ất Tỵ 2025 được trường tổ chức trước Tết Nguyên đán. Để chuẩn bị cho chương trình, trường đã phát động nhiều dự án nhằm gây quỹ ủng hộ các em nhỏ, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài nhà trường; nổi bật nhất là dự án "Lì xì yêu thương".

Những chiếc bánh chưng được bày lên mâm cỗ Tết.

Hội Xuân yêu thương tại Trường Tiểu học Yên Hoà có nhiều hoạt động hấp dẫn, vui nhộn, như: chung kết thi gói bánh chưng, thi kéo co. Tiếp đó, học sinh được hoà mình vào các trò chơi dân gian (ô ăn quan, ném vòng, kẹp bóng...) tại sân trường. Thông qua những trò chơi, các em không chỉ phát huy được sự khéo léo, nhanh nhẹn, tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể, mà còn hiểu hơn về sự đa dạng của văn hoá dân gian Việt Nam.

Học sinh chăm chú theo dõi ông Đồ viết Thư pháp.

Với mong muốn tái hiện sống động phiên chợ cuối năm của người Việt, trong khuôn khổ lễ hội, Trường Tiểu học Yên Hoà còn tổ chức các gian hàng mang đậm hương vị Tết cổ truyền dân tộc do học sinh trực tiếp trang trí và bán hàng.

Hoạt động Hội Xuân yêu thương giúp học sinh có thêm trải nghiệm, thêm yêu Tết cổ truyền của dân tộc.

Điểm nhấn của hội chợ là gian thư pháp, khu vực sách, cây cảnh, hoa Tết với nhiều màu sắc. Học sinh cùng phụ huynh sẽ mua những chậu hoa, cuốn sách mình yêu thích; toàn bộ số tiền thu được sẽ trao gửi đến các bạn nhỏ kém may mắn để lan toả yêu thương, lòng nhân ái.

Trước đó, tại Trường THCS Nam Từ Liêm (quận Nam Từ Liêm) diễn ra Lễ hội bánh chưng với sự tham gia của đông đảo học sinh, thầy cô, phụ huynh và đoàn giáo viên, sinh viên Trường Đại học Busan (Hàn Quốc).

Học sinh được trải nghiệm gói bánh chưng.

Tham gia lễ hội, hơn 1.000 học sinh của trường đã trải nghiệm các công đoạn gói bánh chưng truyền thống, tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền. Những hoạt động khác như: trang trí phên tre, gian hàng ẩm thực Tết, kéo co, nặn tò he, viết thư pháp, tô tượng, in tranh Đông Hồ... đã có sức hút đặc biệt với học sinh nhà trường cũng như sinh viên Hàn Quốc.

Trong khi đó, học sinh, thầy cô, phụ huynh Trường Mầm non Đa Sỹ (quận Hà Đông) lại cùng hoà mình vào chương trình Tết 3 miền. Hương vị Tết của 3  miền Bắc - Trung - Nam lần lượt được giới thiệu đến học sinh. Ngoài ra, học sinh cũng được trực tiếp trải nghiệm với hoạt động gói bánh chưng, bánh tẻ, hội chợ cây ngày Tết, trò chơi dân gian và thưởng thức món ăn truyền thống 3 miền…

Các gian hàng sinh động tại chương trình Tết 3 miền.

Chương trình Tết 3 miền của Trường Mầm non Đa Sỹ nói “không” với túi nilong, bóng bay để bảo vệ môi trường. Số tiền lãi thu được từ các gian hàng sẽ trao tặng các bé có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường.

"Lễ hội Tết tại trường học giúp học sinh giải toả căng thẳng; đồng thời tạo cơ hội để các em được trải nghiệm thực tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tính toán, quản lý chi tiêu.... Thông qua lễ hội và các hoạt động, những giá trị nhân văn cao đẹp tiếp tục được truyền lại qua nhiều thế hệ; từ đó vun đắp tình yêu dân tộc, sự gắn kết giữa con người với con người", nhà giáo Đặng Thị Kim Khuê, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Hoà nhấn mạnh.

 

Sở GD&ĐT Hà Nội trình phương án chi thưởng Tết cho giáo viên

Sở GD&ĐT Hà Nội trình phương án chi thưởng Tết cho giáo viên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ