Kinhtedothi - Nhằm phân tích, đánh giá khách quan vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống, ngày 28/5, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội tổ chức hội thảo với chủ đề "Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống".
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết, hội thảo được tổ chức nhằm phân tích, đánh giá khách quan vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống; nâng cao nhận thức của tổ chức Hội và phụ nữ về bảo tồn, phát triển nghề truyền thống. Đặc biệt quan tâm các giải pháp phát triển mô hình kinh tế tập thể tại khu vực làng nghề, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ TP, trong những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ TP đã chủ động tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ tham gia bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống; tạo việc làm cho phụ nữ và gia đình. Trong đó, nhiều phụ nữ làng nghề đã trở thành nghệ nhân, thợ giỏi.
Các đại biểu tham quan cơ sở sản xuất mây tre trên địa bàn xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ
Hiện nay, toàn TP có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề (chiếm 56% tổng số làng nghề); hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Trong số gần 350 nghệ nhân làng nghề, có 1/13 nữ Nghệ nhân nhân dân, 5/42 nữ Nghệ nhân ưu tú, 50/290 nữ Nghệ nhân Hà Nội.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ về việc tiếp cận chính sách về hỗ trợ phát triển làng nghề; bảo tồn và phát triển nghề truyền thống; một số chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề; cơ hội, những thách thức đối với phụ nữ trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.
Qua đó, các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực bảo tồn, phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống; xúc tiến hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong thời gian tới; giải pháp hỗ trợ nữ nghệ nhân phát triển mô hình kinh tế tập thể, xây dựng thương hiệu làng nghề...
Kinhtedothi - Tối 17/5, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức khai mạc Chương trình “Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo” năm 2024.
Kinhtedothi - Sáng 18/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Phát huy vai trò phụ nữ Thủ đô trong ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hội thảo là hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo” năm 2024.
Kinhtedothi - Từ năm 2017 đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện và cơ sở chú trọng xây dựng, thực hiện 1.921 mô hình bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong các làng nghề, ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Kinhtedothi - Thử nghiệm có kiểm soát là quy định hoàn toàn mới được quy định tại Điều 25 Luật Thủ đô 2024, nhằm tạo cơ chế, chính sách vượt trội để Thủ đô phát triển, đổi mới mạnh mẽ về khoa học công nghệ cao.
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 591/UBND-KTTH về quán triệt và triển khai thực hiện Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Kinhtedothi - Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành Thông báo số 66/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà tại cuộc họp nghe báo cáo công tác quản lý nhà nước về di tích di sản và tổ chức lễ hội trên địa bàn TP.
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND về triển khai thực hiện Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2025-2035.