Kinhtedothi - Động thái đầu tư 10 tỷ USD trong 5 năm tới để phát triển hệ sinh thái thiết bị AI đánh dấu tham vọng mở rộng của Honor từ một nhà sản xuất smartphone thành tập đoàn công nghệ đa nền tảng hàng đầu Trung Quốc.
Tại Triển lãm Di động Toàn cầu (MWC) ở Barcelona, CEO James Li của Honor đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi thiết bị, bắt đầu từ smartphone và mở rộng ra các sản phẩm khác. Ông kêu gọi các đối tác cùng phát triển một nền tảng chung cho các thiết bị AI, tạo điều kiện cho sự hợp tác xuyên suốt giữa các hệ điều hành và xây dựng hệ sinh thái thiết bị AI cùng chung giá trị.
Honor đặt mục tiêu chuyển đổi từ nhà sản xuất điện thoại thông minh thành một công ty hệ sinh thái AI. Ảnh: HONOR
Việc đầu tư mạnh mẽ vào AI của Honor diễn ra trong bối cảnh thị trường AI Trung Quốc đang bùng nổ, đặc biệt sau thành công của startup DeepSeek với mô hình ngôn ngữ lớn chi phí thấp. Sự quan tâm đến AI đã thúc đẩy nhiều công ty công nghệ Trung Quốc khác tìm kiếm nguồn vốn và hợp tác mới để tận dụng cơ hội trong lĩnh vực này.
Để củng cố chiến lược AI, Honor đã hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu tại Trung Quốc, như Alibaba, Tencent và ByteDance ... để cung cấp các tính năng AI trên smartphone. Trên thị trường quốc tế, công ty hợp tác với Google để tích hợp mô hình AI Gemini vào các thiết bị của mình.
Tuy nhiên, bất chấp tham vọng mở rộng, Honor vẫn đối mặt với nhiều thách thức trên thị trường. Doanh số smartphone của công ty tại Trung Quốc giảm 14,9% trong quý IV/2024 so với cùng kỳ năm trước, khiến công ty tụt xuống vị trí thứ năm với 13,7% thị phần, sau Apple, Vivo, Huawei và Xiaomi.
Sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của Honor. Chính quyền thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) được cho là đang cung cấp nhiều ưu đãi về tài chính, nghiên cứu và thuế nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ AI.
Với khoản đầu tư lớn và chiến lược mở rộng mạnh mẽ, Honor đang đặt cược lớn vào AI để cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu.
Kinhtedothi - Cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu đang nóng hơn bao giờ hết khi Alibaba, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc, chính thức tham gia bằng việc mở mã nguồn mô hình AI tạo video và hình ảnh Wan 2.1.
Kinhtedothi - Qatar vừa ký thỏa thuận hợp tác kéo dài 5 năm với Scale AI nhằm triển khai các công cụ và chương trình đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống dịch vụ công, theo một lãnh đạo cấp cao của công ty này cho biết.
Kinhtedothi - Ngôi sao bóng đá Diogo Jota của câu lạc bộ Liverpool và đội tuyển Bồ Đào Nha đã đột ngột qua đời ở tuổi 28 trong một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng tại thành phố Zamora, Tây Ban Nha.
Kinhtedothi - Trong ngày hôm nay (3/7), cựu Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai sẽ nhậm chức quyền Thủ tướng, sau khi Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan tạm đình chỉ chức vụ.
Kinhtedothi – Lực lượng cứu hộ Indonesia đang khẩn trương triển khai chiến dịch tìm kiếm hơn 30 người mất tích sau vụ chìm phà trên đường tới đảo Bali vào đêm 2/7.
Kinhtedothi - Chỉ số Nasdaq Composite và S&P 500 lập kỷ lục mới trong phiên giao dịch ngày 2/7 sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố đã đạt một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.
Kinhtedothi - Chính phủ Thái Lan đang xem xét tái phân loại cần sa là chất ma túy trong vòng 45 ngày tới. Động thái này khiến nhiều nông dân, doanh nghiệp và chủ cửa hàng lo lắng, khi ngành cần sa từng được kỳ vọng trở thành lĩnh vực tiềm năng trong nông nghiệp, y tế và du lịch tại nước này.