Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hàn Quốc kéo dài thời hạn cư trú, tăng lương cho người lao động nước ngoài

Kinhtedothi – Hàn Quốc tăng lương tối thiểu theo giờ là 9.620 won, người lao động được kéo dài thời hạn cư trú để làm việc bằng visa E-9 lên tới trên 10 năm. Khi được chứng nhận là lao động làm việc liên tục thâm niên có thể chuyển đổi sang lao động lành nghề visa E-7-4.

Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã có thông báo áp dụng mức lương tối thiểu năm 2023 đối với người lao động làm việc tại Hàn Quốc. Theo đó, mức lương tối thiểu theo giờ là 9.620 won, tính theo tháng (chuẩn tổng 209 giờ/tháng, 40 giờ/tuần + 8 giờ/tuần thời gian nghỉ có lương) là 2.010.580 won. Như vậy, mức lương này tăng 5% so với năm 2022, tương đương trên 37,3 triệu VNĐ/tháng. Mức lương này được áp dụng đồng nhất trong tất cả các DN không phân biệt loại hình DN.

Người lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn để có cơ hội đi làm việc tại Hàn Quốc năm 2023. Ảnh: Thủy Trúc. 

Nhằm hình thành nhân lực nước ngoài lành nghề, Hàn Quốc đã cải tiến Chế độ cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài theo Chương trình EPS. Cụ thể, Hàn Quốc áp dụng “Chế độ làm việc liên tục thâm niên”, kéo dài thời hạn cư trú cho người lao động và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động.

Các điều kiện cụ thể của Chế độ làm việc liên tục thâm niên, đối với người lao động E-9 nước ngoài đang làm việc tại Hàn Quốc đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian làm việc liên tục ở DN, dự kiến như sau: Đối với ngành Sản xuất chế tạo, làm việc ở cùng một DN từ 30 tháng trở lên (24 tháng đối với lao động mới làm việc ở công ty đầu tiên. Đối với các ngành khác ngoài Sản xuất chế tạo, làm việc ở cùng một DN từ 24 tháng trở lên (18 tháng đối với lao động mới làm việc ở công ty đầu tiên).

Điều kiện về trình độ tiếng Hàn và các điều kiện khác: Trình độ năng lực tiếng Hàn đạt từ điểm chuẩn, chứng chỉ cấp 3 trở lên về đào tạo hội nhập xã hội theo chương trình của Bộ Tư pháp.

Đối với nhân lực chuẩn lành nghề được tuyển chọn từ quốc gia phái cử sang: Hàn Quốc xem xét xây dựng cơ chế để cho phép và tiến hành tiếp nhận nhân lực bán lành nghề từ quốc gia phái cử nếu trình độ tay nghề của người lao động ở nước phái cử đáp ứng được trình độ tay nghề mà DN muốn thì sẽ làm các thủ tục để người lao động nhập cảnh Hàn Quốc làm việc. Hàn Quốc thông qua huy động hoặc sử dụng các dự án hỗ trợ bằng vốn ODA của Hàn Quốc tăng cường công tác đào tạo nghề ở nước phái cử từ đó tuyển chọn được nhiều người lao động có tay nghề phù hợp đưa sang làm việc tại quốc gia này.

Lao động đang làm việc tại Hàn Quốc nếu được chứng nhận là lao động làm việc liên tục thâm niên thì có thể làm việc liên tục tại Hàn Quốc tối đa 10 năm + a thời gian (a là thời gian phía Hàn Quốc sẽ xem xét và công bố sau) mà không cần xuất cảnh về nước làm các thủ tục tái nhập cảnh như hiện nay. Trong thời gian làm việc, đối tượng lao động này có thể chuyển đổi sang lao động lành nghề visa E-7-4 nếu thỏa mãn các điều kiện chuyển đổi.

Người lao động sau khi được chứng nhận là lao động làm việc liên tục thâm niên thì trong khoảng thời gian nhất định sẽ phải làm việc ở DN được chỉ định mà không được chuyển nơi làm việc. Tuy nhiên, người lao động vẫn được phép chuyển đổi không giới hạn số lần chuyển trong trường hợp lỗi thuộc về chủ sử dụng; đồng thời sau khoảng thời gian nhất định nêu trên, người lao động sẽ dễ dàng được chuyển nơi làm việc.

Đối với nhân lực chuẩn lành nghề được tiếp nhận trực tiếp từ nước phái cử thì thời gian cư trú liên tục tối đa lên tới 10 năm mà không cần phải về nước làm lại các thủ tục tái nhập cảnh. Trong thời gian làm việc cũng có thể chuyển đổi sang visa E-7-4 nếu thỏa mãn các điều kiện chuyển đổi.

Người lao động, sinh viên được hỗ trợ tìm việc làm bán thời gian

Người lao động, sinh viên được hỗ trợ tìm việc làm bán thời gian

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nên nhân rộng để nhiều người được hưởng lợi

Nên nhân rộng để nhiều người được hưởng lợi

19 Feb, 05:58 AM

Kinhtedothi - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội đề xuất hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo và người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi từ 1/1/2026.

Hà Nội: Người có công được hưởng chính sách điều dưỡng gấp 2 lần

Hà Nội: Người có công được hưởng chính sách điều dưỡng gấp 2 lần

18 Feb, 04:34 PM

Kinhtedothi – Với việc thực hiện chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của TP Hà Nội, năm 2025 Hà Nội có 64.791 người có công điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Người có công đi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung còn được hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1.000.000 đồng/người.

Hà Nội sẽ có ít nhất 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

Hà Nội sẽ có ít nhất 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

18 Feb, 08:24 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 736/QĐ-UBND phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án “Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng chống đuối nước trẻ em” do Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids, Mỹ tài trợ cho Sở LĐTB&XH Hà Nội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ