Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 0,66%

Kinhtedothi - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn Hà Nội tháng 9/2024 tăng 0,66% so với tháng trước và tăng 2,01% so với cùng kỳ năm trước. Tác động nhiều nhất là nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

 

Trong tháng 9, có 9/11 nhóm hàng chỉ số giá tiêu dùng tăng so với tháng trước. Trong đó tác động nhiều nhất là nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống với mức tăng 1,66%, làm tăng CPI chung 0,52% do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đẩy giá thực phẩm tăng cao 2,04%.

Giá lương thực tăng 1,11%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,88%. Nhóm giáo dục tăng 2,44% (tác động làm tăng CPI chung 0,19%) do học sinh các cấp bước vào năm học mới nên nhiều chi phí cho hoạt động giáo dục tăng lên.

Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,88% (tác động làm tăng CPI chung 0,18%) do nhu cầu thuê nhà của học sinh, sinh viên các trường đại học tăng cao nên giá tiền thuê nhà tăng 1,21%, đồng thời giá một số vật liệu xây dựng như xi măng, đá, cát, sỏi tăng nên chỉ số giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở chủ yếu đã tăng 0,87%.

Các nhóm còn lại, CPI tăng nhẹ so với tháng trước gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,16%; văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,1%; thuốc và dịch vụ y tế; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình cùng tăng 0,03%. Một số hàng hóa dịch vụ khác tăng 0,09%.

2 nhóm hàng CPI giảm so với tháng trước là nhóm giao thông giảm 2,31% (tác động làm giảm CPI chung 0,23%) do bình quân trong tháng giá xăng giảm 6,81% so với tháng trước, giá dầu diezen giảm 8,42%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,19%.

Bình quân 9 tháng năm 2024, CPI tăng 4,88% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 10/11 nhóm hàng CPI bình quân tăng: nhóm giáo dục tăng 24,62%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,16% (tác động làm CPI tăng 1,25%). Thuốc và dịch vụ y tế tăng 4,82%  (tác động làm CPI tăng 0,25%); nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,3% (tác động làm CPI tăng 1,02%) do 9 tháng năm nay giá lương thực tăng 11,24% (trong đó giá gạo tăng 15,23%); thực phẩm tăng 2,46%...

Bình quân 9 tháng năm nay, chỉ số giá vàng tăng 29,81% so với bình quân 9 tháng năm trước, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 5,37% so với bình quân 9 tháng năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48%

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức cao

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

26 Feb, 11:40 AM

Kinhtedothi - Sau chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN, hàng loạt ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động. NHNN cho biết, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc công bố lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.

Nỗ lực giữ ổn định lãi suất

Nỗ lực giữ ổn định lãi suất

26 Feb, 11:39 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh nợ xấu tăng, đồng USD vẫn giữ giá cao trên thị trường, bài toán đặt ra là các ngân hàng giảm lãi suất gắn với việc giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, chia sẻ lợi nhuận.

Lãi suất cho vay mua nhà giảm, người dân vẫn e dè

Lãi suất cho vay mua nhà giảm, người dân vẫn e dè

25 Feb, 02:18 PM

Kinhtedothi- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi cho cả cung và cầu để phát triển nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống.

Tin tức kinh tế 21/2: giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Tin tức kinh tế 21/2: giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

21 Feb, 07:44 PM

Kinhtedothi – Giá vàng quay đầu giảm, nhẫn tròn trơn đắt hơn vàng miếng; giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%; Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên lãi tiền gửi tiết kiệm… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 21/2.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ