Kinhtedothi - Trong năm 2023, Hà Nội sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước và huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp để phát triển từ 5 đến 9 mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.
Thông tin từ Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết, UBND TP vừa ban hành kế hoạch về việc phát triển từ 5 đến 9 mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Thời gian thực hiện từ nay cho đến cuối năm 2023.
Cụ thể là tại các xã: Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Duyên Thái (huyện Thường Tín), Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Duyên Hà (huyện Thanh Trì), Di Trạch (huyện Hoài Đức), Vân Hà (huyện Đông Anh), Hòa Lâm (huyện Ứng Hòa), làng nghề Dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), hoặc địa điểm khác phù hợp.
Một điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại huyện Gia Lâm (TP Hà Nội).
Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội, việc ra đời các trung tâm trên nhằm kiến tạo môi trường triển khai hoạt động hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất - kinh doanh làng nghề hình thành, phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm. Từ đó góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội.
Mô hình cũng được kỳ vọng tạo môi trường liên kết giữa nghệ nhân, đội ngũ thiết kế trẻ với tinh thần khởi nghiệp; các viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành, tổ chức quốc tế phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại làng nghề truyền thống trên địa bàn các huyện, thị xã.
Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm OCOP sẽ bao gồm ngân sách Nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, cũng như những nguồn vốn hợp pháp khác...
Kinhtedothi - Năm 2022, Hà Nội đặt mục tiêu đánh giá, phân hạng được ít nhất 400 sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Kết quả đạt được đến hết năm là rất tích cực.
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 10/2/2023 về Phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội năm 2023.
Tháng 1/2025 rơi vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn đạt trên 774 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, thị trường Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy sự tăng trưởng chung của ngành.
Từ ngày 18/2/2025, theo Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các mặt hàng nhập khẩu có giá trị nhỏ sẽ không còn được miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đây là một bước đi quan trọng nhằm đảm bảo tính công bằng trong hệ thống thuế.
Kinhtedothi - Hàng ngàn sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của các làng nghề truyền thống Hà Nội đang quy tụ tại khuôn viên Hoàng Thành Thăng Long. Đây được xem là sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ lớn nhất từ trước đến nay của TP Hà Nội.
Kinhtedothi - Đến cuối năm 2025, Ninh Thuận phấn đấu có 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP, trong đó có thêm 2-5 sản phẩm đạt 4 sao; 1-2 sản phẩm chăn nuôi đạt chuẩn OCOP từ 3-4 sao.
Kinhtedothi - Sau khi Thủ tướng Chính phủ duyệt Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa vào ngày 24/1/2025, ngành nông nghiệp đang khẩn trương tham mưu tỉnh xây dựng các chính sách để khuyến khích chuyển đổi sang nuôi biển công nghệ cao và sử dụng vật liệu mới.