Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá xăng dầu hôm nay 22/6: tuần leo thang do xung đột

Kinhtedothi - Dù có vài phiên giảm nhưng không đáng kể, giá dầu thế giới tuần qua ghi nhận những đợt tăng mạnh do nguyên nhân chính là xung đột leo thang giữa Iran và Israel.

Các chuyên gia cho biết, giá dầu thế giới tuần này tăng mạnh, khi những yếu tố địa chính trị và lo ngại gián đoạn nguồn cung tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư toàn cầu. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent tăng 3,6%, trong khi giá dầu WTI tăng 2,7%.

Giá xăng dầu ghi nhận tuần tăng mạnh. Ảnh minh họa

Mở đầu phiên giao dịch trong tuần, giá dầu giảm về quanh ngưỡng 72 USD/thùng, sau khi có thông tin Iran đang thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn với Israel khi đề nghị Qatar, Saudi Arabia và Oman trao đổi với Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm thuyết phục Israel chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn. Diễn biến này phần nào làm dịu đi lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung năng lượng từ Trung Đông.

Bước sang phiên giao dịch thứ hai của tuần, cả giá dầu Brent và WTI bật tăng 5%. Nguyên nhân chính là xung đột leo thang giữa Iran và Israel, trong đó Israel đã tấn công vào mỏ khí South Pars và kho dầu ở Shahran của Iran. Động thái này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ đứt gãy nguồn cung, đẩy giá dầu toàn cầu tăng mạnh.

Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho rằng, nếu không có sự cố nghiêm trọng, nguồn cung dầu trong giai đoạn tới vẫn dồi dào. Cụ thể, theo báo cáo công bố ngày 17/6, IEA đã giảm dự báo nhu cầu dầu toàn cầu xuống mức 20.000 thùng/ngày so với dự báo tháng trước, đồng thời nâng dự báo nguồn cung thêm 200.000 thùng/ngày, lên mức 1,8 triệu thùng/ngày.

Đầu phiên giao dịch ngày 19/6, giá dầu Brent và WTI dao động nhẹ quanh mức 76 USD/thùng, tâm lý thị trường vẫn bị chi phối bởi nỗi lo về khả năng gián đoạn nguồn cung.

Giữa bối cảnh căng thẳng leo thang tại Trung Đông, thị trường dầu mỏ toàn cầu đang theo dõi sát sao nguy cơ phong tỏa eo biển Hormuz - tuyến vận tải năng lượng chiến lược hàng đầu thế giới. Nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa, giá dầu có thể tăng vọt, kéo theo nguy cơ lạm phát và bất ổn kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, theo nhận định của Giám đốc điều hành Eni (công ty dầu khí quốc doanh lớn nhất Italy) Claudio Descalzi, kịch bản này khó xảy ra bởi nó sẽ gây thiệt hại cho tất cả các bên, bao gồm cả Iran. Bất kỳ biến động nào tại khu vực cũng có thể gây tác động đảo chiều lên giá dầu, khiến tâm lý các nhà đầu tư tiếp tục trong trạng thái cảnh giác cao độ.

Trong phiên giao dịch ngày 20/6, giá dầu thế giới tăng gần 3% trong bối cảnh Iran và Israel tiếp tục không kích lẫn nhau. Giá dầu Brent tăng 1,9%, lên mức 78,18 USD/thùng, trong khi dầu WTI tăng 2,3%, lên mức 76,86 USD/thùng.

Theo phân tích của Citibank, xung đột giữa Isarel và Iran leo thang có thể khiến giá dầu Brent duy trì ở mức cao hơn 15-20% so với trước kia. Còn trong kịch bản xấu hơn, JP Morgan cảnh báo giá dầu có thể vọt lên 120 - 130 USD/thùng nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa.

Tuy nhiên, Citibank cho rằng, tác động có thể chỉ mang tính tạm thời, do các quốc gia liên quan sẽ nhanh chóng tìm cách ổn định tình hình. Ngoài ra, nguồn cung bổ sung từ OPEC cùng với sự sụt giảm nhu cầu dầu của Trung Quốc cũng có thể giúp giảm nhẹ áp lực từ việc gián đoạn nguồn cung.

Trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần, thị trường tiếp nhận thông tin ông chủ Nhà Trắng trì hoãn khả năng can thiệp vào xung đột Israel - Iran trong vòng hai tuần tới. Điều này khiến giá dầu quay đầu giảm sau đợt tăng gần 3% ngày hôm trước (20/6). Cụ thể, giá dầu Brent giảm 2,33%, xuống còn 77,01 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm nhẹ 0,28%, xuống còn 74,93 USD/thùng.

Giới phân tích cảnh báo nguy cơ leo thang xung đột vẫn hiện hữu. Eo biển Hormuz tiếp tục là điểm nóng tiềm tàng. Theo ông Giovanni Staunovo - chuyên gia phân tích tại UBS, xu hướng giá dầu sắp tới sẽ phụ thuộc vào việc liệu nguồn cung có bị gián đoạn hay không.

Thị trường tiếp tục chờ đợi các tín hiệu từ quyết định của Tổng thống Donald Trump về khả năng can thiệp của Mỹ vào xung đột giữa Israel - Iran và diễn biến tại eo biển Hormuz.

Giá xăng dầu hôm nay 21/6: giảm trong mức cao

Giá xăng dầu hôm nay 21/6: giảm trong mức cao

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ