Kinhtedothi - Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) vừa khẳng định không rút thân nhân các nhà ngoại giao ở Ukraine, bất chấp Mỹ có động thái trái ngược do lo ngại căng thẳng với Nga.
Ông Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU. Ảnh: Tass
"Chúng tôi sẽ không làm điều đó vì chưa có lý do cụ thể. Tôi không nghĩ chúng ta phải bi kịch hóa tình hình, khi những cuộc đàm phán đang diễn ra", ông Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU tuyên bố trước cuộc họp giữa các ngoại trưởng EU và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken vào ngày 24/1.
Tuy nhiên, theo hãng tin Tass, ông Borrell ông vẫn để ngỏ khả năng EU rút người khỏi Ukraine "nếu Ngoại trưởng Blinken cung cấp thông tin cho thấy động thái như vậy là hợp lý".
Trước đó, hôm 23/1, Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị thân nhân của các nhà ngoại giao ở đại sứ quán Ukraine về nước "do mối đe dọa từ hành động quân sự của Nga", đồng thời cho phép các nhân viên không thiết yếu tự nguyện rời Ukraine với chi phí do chính phủ cung cấp.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24/1 nói rằng Đại sứ quán Mỹ tại Kiev sẽ vẫn duy trì hoạt động. Phát biểu tại cuộc họp báo, quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rằng phái đoàn ngoại giao Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động tại Kiev, và Kristina Kvien - Phụ trách Đại sứ quán Mỹ tại Kiev, vẫn ở lại Ukraine. Theo quan chức này, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Tuy nhiên, quyết định mới nhất của Washington đã vấp phải phản ứng từ phía Kiev. Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 24/1 gọi quyết định của Mỹ là "hấp tấp và cho thấy sự thận trọng thái quá”. "Chúng tôi cho rằng bước đi của Mỹ là việc làm hấp tấp và thể hiện thận trọng thái quá", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Oleg Nikolenko nói.
Ngay sau thông báo rút nhân viên ngoại giao của Mỹ khỏi Ukraine, chính phủ Anh cho biết nước này đã bắt đầu rút nhân viên khỏi Đại sứ quan Anh tại Kiev trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại biên giới Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi EU “đối thoại thẳng thắn" với Moscow, đồng thời cho biết các đề xuất an ninh và ổn định của EU sẽ được đưa ra trong vài tuần tới.
Kinhtedothi - Ngày 23/1, Mỹ đã khuyến cáo tránh đi lại tới Ukraine, đồng thời yêu cầu nhân viên không thiết yếu tại Đại sứ quán Mỹ ở Ukraine cùng gia đình về nước "do mối đe dọa từ hành động quân sự của Nga".
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.