Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dùng quá liều thuốc chứa methotrexat điều trị vẩy nến, viêm khớp có thể tử vong

Kinhtedothi - Ngày 30/8, theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) cảnh báo tránh dùng quá liều thuốc uống chứa methotrexat thông qua thẻ thông tin cho người bệnh và tài liệu hướng dẫn cho nhân viên y tế.

Theo đó, thuốc chứa methotrexat (Imeth, Novatrex và các thuốc generic) được chỉ định điều trị bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp và bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính. Đã có các báo cáo được ghi nhận khi dùng quá liều methotrexat có thể dẫn đến tử vong do độc tính của thuốc.

Theo các nhà khoa học, quá liều methotrexat có thể do uống thuốc quá thường xuyên (nhiều lần/tuần) hoặc do tương tác thuốc. Thuốc được khuyến cáo chỉ sử dụng một lần/tuần và cần thận trọng rà soát tương tác thuốc khi sử dụng đồng thời với các loại thuốc khác.

Để tránh dùng quá liều methotrexat, khuyến cáo người bệnh chỉ dùng methotrexat một lần/tuần. Không tự dùng thuốc khác theo đơn hoặc thuốc không cần đơn mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, bao gồm: Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs (ibuprofen, ketoprofen, aspirin,…), thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, pantoprazol,…).

Các triệu chứng quá liều methotrexat bao gồm sốt, đau họng, loét miệng, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, chảy máu hoặc mệt mỏi bất thường. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ và báo cho bác sĩ biết là đang dùng methotrexat. Thẻ thông tin nên được chuẩn bị sẵn dành cho người bệnh để nhắc nhở về liều methotrexat cần dùng và các triệu chứng của quá liều methotrexat. Luôn giữ thẻ này bên cạnh và đưa cho nhân viên y tế khi được khám bệnh và/hoặc được chăm sóc, điều trị để nhân viên y tế biết người bệnh đang dùng methotrexat.

Để hạn chế nguy cơ quá liều khi dùng methotrexat, mỗi lần nhân viên y tế kê đơn hoặc phát thuốc cho người bệnh cần được hiểu rõ chỉ nên được dùng thuốc một lần/tuần. Thông tin cho người bệnh về nguy cơ quá liều methotrexat khi dùng đồng thời với các thuốc khác (đặc biệt thuốc chống viêm không steroid NSAIDs và thuốc ức chế bơm proton). Cũng như các dấu hiệu quá liều methotrexat và liên hệ ngay với bác sĩ trong trường hợp nghi ngờ quá liều methotrexat.

Khi phát thuốc, nhân viên y tế hỏi người bệnh về thời điểm uống thuốc trong tuần và yêu cầu người bệnh ghi thông tin vào thẻ theo dõi của người bệnh.

Đặc biệt, cần lưu ý người bệnh cao tuổi và/hoặc người bệnh suy giảm nhận thức vì nguy cơ cao nhầm lẫn, đồng thời cũng cần thông tin cho người nhà người bệnh.

Xử trí quá liều methotrexat bằng cách sử dụng calci folinat càng sớm càng tốt. Liều của calci folinat được điều chỉnh dựa vào nồng độ methotrexat trong máu. Tùy thuộc vào nồng độ methotrexat trong máu, có thể cần tăng bài niệu methotrexat bằng cách kiềm hóa nước tiểu và duy trì pH nước tiểu > 7 để hạn chế kết tủa của methotrexat và/hoặc các chất chuyển hóa của nó trong ống thận dễ dàng hình thành trong môi trường acid. Lọc máu tiêu chuẩn và lọc màng bụng không hiệu quả trong việc loại bỏ methotrexat. Lọc máu thông lượng cao, lọc máu hấp phụ đã được ghi nhận có hiệu quả loại bỏ methotrexat ra khỏi cơ thể.

Việt Nam ghi nhận gần 10.000 ca tử vong vì ung thư vú

Việt Nam ghi nhận gần 10.000 ca tử vong vì ung thư vú

Tin tức y tế 14/8: Số ca Covid-19 tử vong trong 7 ngày qua 1 ca

Tin tức y tế 14/8: Số ca Covid-19 tử vong trong 7 ngày qua 1 ca

Tin tức y tế 16/8: Ghi nhận thêm 2 ca Covid-19 tử vong

Tin tức y tế 16/8: Ghi nhận thêm 2 ca Covid-19 tử vong

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội ghi nhận 441 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận 441 ca mắc sởi

17 Feb, 10:05 AM

Kinhtedothi - Sáng 17/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tuần qua, toàn TP ghi nhận 114 trường hợp mắc sởi; tương đương so với tuần trước. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 441 trường hợp tại 30/30 quận, huyện, thị xã, tăng so với cùng kỳ năm 2024.

Những trái tim tình nguyện hiến máu cứu người

Những trái tim tình nguyện hiến máu cứu người

16 Feb, 12:36 PM

Kinhtedothi - Cứ mỗi dịp đầu Xuân năm mới, lễ hội Xuân hồng lại "bội thu" với hàng nghìn đơn vị máu được hiến tặng. Để hái được “trái ngọt” đó phải kể đến công sức không nhỏ của các y bác sĩ, tình nguyện viên (TNV) cùng trái tim nhiệt huyết của hàng nghìn người dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ