Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai giảm 8 điều

Kinhtedothi – Tân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Đỗ Đức Duy vừa chủ trì buổi họp hoàn thiện Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Theo đó, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ Tài nguyên & Môi trường đã cùng thảo luận, phân tích, làm rõ và hoàn thiện các nội dung trong nghị định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; các điều khoản thi hành…

Theo bà Đoàn Thị Thanh Mỹ - Vụ trưởng Vụ Đất đai, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng, trong đó có các quy định để tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai. Tại Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật đã bổ sung nhiều quy định yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện để quản lý, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; một số hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đã không còn phù hợp, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm tính khả thi.

Đối với quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm, xong vẫn còn tồn tại một số bất cập như: mức xử phạt còn nhẹ, chưa bảo đảm tính răn đe; do lịch sử quá trình quản lý, sử dụng đất đai phức tạp, nhiều hành vi vi phạm đã xảy ra trong quá khứ chưa được phát hiện, xử lý… nhất là các hành vi vi phạm đã xảy ra trước ngày 15/10/1993 (cách đây hơn 30 năm) là rất khó xác định, thời hiệu xử phạt đã hết; một số biện pháp khắc phục hậu quả chưa phù hợp với thực tế; theo Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, một số khái niệm, thuật ngữ, hành vi vi phạm cụ thể còn chưa rõ, khó xác định trên thực tế dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai…

Đặc biệt, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều điểm mới so với Luật Đất đai năm 2013, như việc cho phép cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp không có giấy tờ mà sử dụng ổn định trước ngày 1/7/2014 (kể cả các trường hợp mua bán bằng giấy tờ viết tay trước ngày 1/7/2014); hành vi sử dụng đất không đúng mục đích không còn là hành vi bị nghiêm cấm mà còn cho phép được sử dụng đa mục đích đối với một số trường hợp (Điều 218 Luật Đất đai năm 2024); điều kiện để nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng được mở rộng đối tượng, hạn mức...

Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm có 4 chương, 36 điều. Trong đó giữ nguyên 4 chương và giảm 8 điều so với Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. Việc ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

Xử lý vi phạm đất đai trên đường 40m KĐT Nam Thăng Long

Xử lý vi phạm đất đai trên đường 40m KĐT Nam Thăng Long

Hà Nội triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024

Hà Nội triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
UDIC công bố thông tin dự án nhà ở xã hội tại KĐTM Hạ Đình

UDIC công bố thông tin dự án nhà ở xã hội tại KĐTM Hạ Đình

18 Feb, 02:01 PM

Kinhtedothi - Thực hiện quy định của pháp luật về việc công bố công khai thông tin dự án, Liên danh Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại ô đất NO1 KĐTM Hạ Đình, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội đã chính thức công bố thông tin trên Báo Kinh tế và Đô thị.

Doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh M&A: Vẫn tiềm ẩn rủi ro

Doanh nghiệp bất động sản đẩy mạnh M&A: Vẫn tiềm ẩn rủi ro

18 Feb, 03:58 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, tín dụng và pháp lý, nhiều DN trong ngành đang đẩy mạnh hoạt động Mua bán & Sáp nhập (Mergers & Acquisitions – M&A) để tái cơ cấu, mở rộng quỹ đất và tìm kiếm cơ hội phát triển.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ