Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Dòng tiền đổ về cổ phiếu ngành nhựa, thép

Kinhtedothi- Dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu, đặc biệt là các mã ngành nhựa và thép

Cổ phiếu lớn trở lại tích cực

VN-Index hồi phục và đóng cửa thị trường phiên hôm nay (ngày 26/4/2023) trở lại ngưỡng 1.040 điểm. Tại rổ VN30, 20 cổ phiếu giữ sắc xanh, áp đảo 6 mã giảm.

HPG tăng vọt 4,5%, tiếp tục giữ mạch tăng giá sau khi kết quả kinh doanh quý 1/2023 được công bố

Tác động tích cực nhất đến chỉ số chính là HPG, VCB, TCB, BID, GAS, VNM… HPG tăng vọt 4,5%, tiếp tục giữ mạch tăng giá sau khi kết quả kinh doanh quý 1/2023 được công bố. Thanh khoản HPG cao nhất thị trường với hơn 26,8 triệu cổ phiếu được sang tay. Khối ngoại cũng mạnh tay giao dịch HPG, khi mua vào hơn 22,5 triệu đơn vị và bán ra hơn 16,8 triệu cổ phiếu.

Theo sau là 3 cổ phiếu nhóm trụ cột ngân hàng, với TCB tăng 3,4% lên 30.000 đồng, HDB tăng 3% lên 18.900 đồng, VIB tăng 2,3% lên 20.450 đồng, cổ phiếu lớn nhất ngành là VCB dù chỉ tăng 1,2%, nhưng là mã đóng góp cho VN-Index tốt thứ hai sau HPG. Ở những mã tăng khác, các cổ phiếu SSI, PDR, BID, STB, PLX, NVL, GAS, VNM, GVR, MWG tăng trên 1%.

Trong số này, VNM tăng 1,6% sau khi doanh nghiệp chốt kế hoạch chia cổ tức tiền mặt. Năm 2023, công ty sẽ dùng tối thiểu 50% lợi nhuận sau thuế hợp nhất để trả cổ tức, dự kiến tạm ứng cổ tức đợt một vào ngày 5/10 ở mức 1.500 đồng/cổ phiếu. Năm 2022, đại hội đồng cổ đông VNM đã thông qua phương án chia cổ tức 3.850 đồng/cổ phần

Không chỉ cổ phiếu lớn, các cổ phiếu bán lẻ, xăng dầu, và đặc biệt là nhựa tăng giá tốt. Các mã ngành nhựa như AAA, APH, BMP, DAG, HII, đồng loạt tăng trần. Doanh nghiệp ngành nhựa có BMP đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, báo lãi kỷ lục 281 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước. BMP đang có chuỗi phiên tăng giá mạnh, chỉ qua 1 tuần thị giá lên hơn 16%.

Một số cổ phiếu công ty chứng khoán sau phiên bán tháo hôm qua cũng đã có sự phục hồi đáng ghi nhận, với AGR +4,4% lên 11.800 đồng, FTS +4% lên 27.400 đồng, VCI +3,7% lên 31.100 đồng, BSI +3,6% lên 28.800 đồng, CTS +2,5% lên 16.400 đồng.

Ở chiều ngược lại, tác động tiêu cực nhất đến thị trường là VHM, đóng cửa phiên giao dịch giảm 4,4% xuống 48.000 đồng/cổ phiếu. VHM lấy đi của VN-Index gần 4 điểm. Bất chấp thị trường chung hồi phục về cuối phiên, nhóm Vingroup vẫn ngập trong sắc đỏ. VIC, VRE cùng giảm gía.

Thận trọng trước kỳ nghỉ dài

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, VN-Index tăng 5,95 điểm (0,57%) lên 1.040,8 điểm. HNX-Index tăng 1,15 điểm (0,56%) lên 205,84 điểm. UPCoM-Index tăng 0,02 điểm (0,03%) lên 78,01 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh chỉ 7.788 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng nhẹ 33 tỷ đồng, tập trung vào HPG, VCB, STB, NLG…

Chứng khoán MBS nhận định, CTCK MB với tâm lý nghỉ ngơi trước kỳ nghỉ lễ dài ngày chi phối nên thị trường cũng bỏ qua các thông tin hỗ trợ trong những ngày vừa qua. Thanh khoản giảm đi kèm với việc mở rộng biên độ dao động xuống phía dưới để tìm lực cầu cho thấy nhu cầu muốn thoát ra đang chi phối. Điều này cũng dễ hiểu khi phía trước là kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhà đầu tư thường giảm chi phí đi vay bằng cách giảm tỷ trọng cổ phiếu danh mục.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) cho rằng, chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định mức hỗ trợ 1.030 điểm. FSC kỳ vọng thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi trong vài phiên tới và chỉ số VN-Index có thể sẽ chưa xuyên thủng mức hỗ trợ 1.030 điểm.

Trong ngắn hạn, các nhà đầu tư nên chú ý vào các chiến lược đầu cơ ngắn hạn ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ hoặc các nhóm cổ phiếu có câu chuyện hỗ trợ riêng. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy cơ hội ngắn hạn tiếp tục thu hẹp. Do đó, đây chưa phải là thời điểm phù hợp để mở rộng danh mục đầu tư.

FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp ở mức 30 - 40% danh mục. Các nhà đầu tư có thể tiếp tục quan sát diễn biến thị trường để chờ điểm mua lướt sóng ngắn hạn, chưa nên bán ra ở vùng giá hiện tại do thị trường có thể sẽ có nhịp hồi phục trong vài phiên tới.

 

 

 

Cổ phiếu nhỏ dậy sóng

Cổ phiếu nhỏ dậy sóng

“Ngó lơ” tin tốt, cổ phiếu ngân hàng bất động

“Ngó lơ” tin tốt, cổ phiếu ngân hàng bất động

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

26 Feb, 11:40 AM

Kinhtedothi - Sau chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN, hàng loạt ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động. NHNN cho biết, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc công bố lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.

Nỗ lực giữ ổn định lãi suất

Nỗ lực giữ ổn định lãi suất

26 Feb, 11:39 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh nợ xấu tăng, đồng USD vẫn giữ giá cao trên thị trường, bài toán đặt ra là các ngân hàng giảm lãi suất gắn với việc giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, chia sẻ lợi nhuận.

Lãi suất cho vay mua nhà giảm, người dân vẫn e dè

Lãi suất cho vay mua nhà giảm, người dân vẫn e dè

25 Feb, 02:18 PM

Kinhtedothi- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi cho cả cung và cầu để phát triển nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống.

Tin tức kinh tế 21/2: giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Tin tức kinh tế 21/2: giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

21 Feb, 07:44 PM

Kinhtedothi – Giá vàng quay đầu giảm, nhẫn tròn trơn đắt hơn vàng miếng; giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%; Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên lãi tiền gửi tiết kiệm… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 21/2.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ