Đồng Nai: Triệt phá hệ thống khai thác đá trái phép tồn tại nhiều năm
Theo đó, Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức 4 tổ công tác phát hiện, bắt quả tang 4 cơ sở đang khai thác, sản xuất, kinh doanh khoáng sản (đá) trái phép.
Cụ thể, tại thửa đất số 340, tờ bản đồ số 18 (có diện tích khoảng 10.000m2, thuộc xã Ngọc Định, huyện Định Quán) có nhiều phương tiện đang khai thác, tập kết đá và chuẩn bị vận chuyển đá ra bên ngoài.

Cùng thời điểm trên, cơ quan chức năng phát hiện ông Đào Công Hậu (ngụ xã Ngọc Định, huyện Định Quán) đang vận chuyển 3 tảng đá từ thửa đất trên đến đổ tại xưởng đá của Công ty TNHH MTV Đá La Va (địa chỉ ấp Hòa Thành, xã Ngọc Định, huyện Định Quán).
Tiếp tục tiến hành kiểm tra tại xưởng đá Công ty TNHH MTV Đá La Va ghi nhận có 7 máy cắt lớn, 12 máy cắt nhỏ đang hoạt động cưa xẻ đá, xe nâng đá, máy cày vận chuyển đá. Ngoài ra, tổ công tác còn phát hiện 3 phương tiện xe đang chờ mua đá thành phẩm.
Qua làm việc với ông Châu Sủi Pố là người đại diện của Công ty TNHH MTV Đá La Va được biết, hoạt động cưa xẻ đá tại công ty chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định. Nguồn gốc đá làm nguyên liệu sản xuất trong xưởng được khai thác tại thửa đất số 340, tờ bản đồ số (tại xã Ngọc Định) và một phần mua tại một mỏ đá ở khu phố Tân Cang (phường Phước Tân, TP Biên Hòa). Số đá được vận chuyển về xưởng, thuê công nhân cưa xẻ ra thành phẩm, sau đó bán cho một số cửa hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây.
Tiếp đó, qua kiểm 2 cơ sở thường xuyên tiêu thụ đá cưa thành phẩm của Công ty TNHH MTV Đá La Va, gồm cửa hàng đá APE STONE (xã Quang Trung, huyện Thống Nhất) và kho đá không tên (xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu), lực lượng công an ghi nhận cả 2 kho đá nói trên đang tàng trữ 82 kiện đá thành phẩm, tất cả không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh làm rõ những ai đã chỉ đạo hàng chục công nhân điều khiển phương tiện máy móc vào khu đất số 340, tờ bản đồ số 18 (diện tích khoảng 10.000m2, thuộc xã Ngọc Định, huyện Định Quán) để khai thác đá, khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Điều đáng nói, cả xưởng đá Công ty TNHH MTV Đá La Va và điểm khai thác đá trái phép này chỉ cách nhau khoảng 2 km (thuộc địa bàn xã Ngọc Định, huyện, định Quán) đã hoạt động trong một thời gian dài.

Nghệ An: "Chảy máu" khoáng sản và những hệ luỵ
Kinhtedothi - Nghệ An được đánh giá là một trong những địa phương có tài nguyên, khoáng sản phong phú, tuy nhiên, công tác quản lý trên lĩnh vực này còn gặp không ít khó khăn, bất cập.

Nghệ An: Làm gì để khắc phục những “lỗ hổng” trong quản lý khoáng sản
Kinhtedothi - Việc khắc phục những “lỗ hổng” trong công tác quản lý lĩnh vực khoáng sản đã được các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An đưa ra tại các diễn đàn. Nhưng, để có giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục vấn đề này đang là bài toán khá nan giải.

Xây dựng chiến lược quản lý khai thác khoáng sản giai đoạn mới
Kinhtedothi - Dựa trên những hạn chế vì các nguyên nhân khách quan, chủ quan, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã đưa những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho định hướng chiến lược khoáng sản, công nghiệp khai khoáng trong giai đoạn mới.