Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, có được hưởng lương hưu?

Kinhtedothi – Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu, áp dụng với năm 2024. Khi Quốc hội thông qua Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), từ 1/7/2025, người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm được hưởng lương hưu.

Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về điều kiện hưởng lương hưu. Theo đó, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019.

- Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021;

- Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019 và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

- Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất, từ ngày 1/7/2025, người lao động đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm được hưởng lương hưu. Ảnh minh họa: Internet.

Ngoài ra, Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định, nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Người lao động có tuổi thấp hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019 bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;

- Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019 bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế ban hành.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Năm 2024, người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, khi nghỉ hưu cần đáp ứng 2 điều kiện. Tuổi nghỉ hưu của lao động nam đủ 61 tuổi, lao động nữ đủ 56 tuổi 4 tháng; người lao động phải có đủ 20 năm đóng bảo biểm xã hội.

Dự kiến, ngày 1/7/2025, người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường khi đóng từ đủ 15 năm bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu hàng tháng. Đây là đề xuất của Chính phủ trong Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và đã trình Quốc hội.

Theo Bộ LĐTB&XH, đề xuất quy định giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội còn 15 năm nhằm tạo cơ hội cho một số nhóm đối tượng bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội muộn (45 – 47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc tham gia không liên tục; hoặc, làm công việc đặc thù có thời gian làm nghề ngắn dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội cũng có cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng và được bảo đảm bảo hiểm y tế.

Quy định này cũng góp phần giảm số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần do đủ điều kiện hưởng lương hưu. Đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dài hơn vẫn được hưởng lương hưu với tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn, không thay đổi so với quy định hiện hành.  

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, lương hưu thấp nhất là bao nhiêu?

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, lương hưu thấp nhất là bao nhiêu?

Những khoản phụ cấp nào không phải đóng bảo hiểm xã hội năm 2024?

Những khoản phụ cấp nào không phải đóng bảo hiểm xã hội năm 2024?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nên nhân rộng để nhiều người được hưởng lợi

Nên nhân rộng để nhiều người được hưởng lợi

19 Feb, 05:58 AM

Kinhtedothi - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội đề xuất hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo và người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi từ 1/1/2026.

Hà Nội: Người có công được hưởng chính sách điều dưỡng gấp 2 lần

Hà Nội: Người có công được hưởng chính sách điều dưỡng gấp 2 lần

18 Feb, 04:34 PM

Kinhtedothi – Với việc thực hiện chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của TP Hà Nội, năm 2025 Hà Nội có 64.791 người có công điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Người có công đi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung còn được hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1.000.000 đồng/người.

Hà Nội sẽ có ít nhất 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

Hà Nội sẽ có ít nhất 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

18 Feb, 08:24 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 736/QĐ-UBND phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án “Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng chống đuối nước trẻ em” do Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids, Mỹ tài trợ cho Sở LĐTB&XH Hà Nội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ