Cải thiện kết quả phát triển con người cho đồng bào dân tộc thiểu số
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 277/QĐ-TTg ban hành Khung hành động đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Ảnh minh họa.
Trong đó, về cải thiện kết quả phát triển con người cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong tháng 3/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành Quyết định thiết lập cơ chế tổ chức thực hiện giai đoạn 2 Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, đã phê duyệt tại Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của các trường phổ thông dân tộc nội trú và dự thảo Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của các trường phổ thông dân tộc bán trú.
Dự kiến trong tháng 3/2022, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn về công tác tư vấn hướng nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Cũng trong tháng 3, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết quy định về chế độ bồi dưỡng hàng tháng cho nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản để củng cố mạng lưới nhân viên y tế, cô đỡ thôn bản.
Về tăng cường quản trị và quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, dự kiến trong tháng 3/2022, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện chung cho ba Chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm: (i) lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng tại địa bàn cấp xã, (ii) quy định chung trong tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, và (iii) quy định đặc thù chung trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp.
Ủy ban Dân tộc sẽ ban hành Thông tư thiết lập quy trình giám sát, đánh giá dựa trên kết quả của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, bao gồm các chỉ số thúc đẩy bình đẳng giới và được phân tổ theo giới.
Ngày 12/2, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” và Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ năm 2022.
Kinhtedothi – TP Hà Nội đã thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ đối với 56.578 người, tổng kinh phí 171.777.083 nghìn đồng trong năm 2024.
Kinhtedothi - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội đề xuất hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo và người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi từ 1/1/2026.
Kinhtedothi – Với việc thực hiện chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của TP Hà Nội, năm 2025 Hà Nội có 64.791 người có công điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Người có công đi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung còn được hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1.000.000 đồng/người.
Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 736/QĐ-UBND phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án “Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng chống đuối nước trẻ em” do Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids, Mỹ tài trợ cho Sở LĐTB&XH Hà Nội.
Kinhtedothi – Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 13 tỉnh, TP thu hút 221 đơn vị tham gia tuyển dụng 71.567 chỉ tiêu, với nhiều mức tiền lương hấp dẫn là cơ hội cho người lao động tìm được việc làm phù hợp.