Kinhtedothi - Sau hơn 10 năm nỗ lực vượt khó, đến nay, huyện Phúc Thọ đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay tích cực, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô, huyện phúc Thọ là một trong những trung tâm của vùng đất cổ xứ Đoài, nơi 3 con sông chảy qua gồm: Sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, và được biết đến là địa danh kiên cường, anh dũng trong đấu tranh cách mạng.Hơn 10 năm trước, nơi đây cũng là một trong những địa phương có xuất phát điểm thấp nhất khi bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu; kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển... Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của huyện mới đạt 12,3 triệu đồng/người/năm; toàn huyện còn 4.801 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,84%...Sau khi Thành ủy Hà Nội khóa XV, XVI ban hành Chương trình số 02-CTr/TU về phát triển tam nông giai đoạn 2010 - 2015 và 2016 - 2020, huyện phúc Thọ đã triển khai sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng; cụ thể hóa bằng nhiều văn bản chỉ đạo, kế hoạch, nghị quyết chuyên đề, đề án phát triển nhằm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu theo tinh thần chung của Thành ủy Hà Nội.Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, chung sức của các tầng lớp Nhân dân, diện mạo nông thôn huyện Phúc Thọ đã có nhiều đổi thay tích cực. Đến nay, 20/20 xã thuộc huyện Phúc Thọ đã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.Huyện Phúc Thọ cũng đã hoàn thành 9/9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là “Huyện nông thôn mới của TP Hà Nội năm 2020” vào tháng 3/2021 (kèm theo Quyết định số 489/QĐ-TTg).Cùng với những đổi thay trong diện mạo nông thôn, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm qua của huyện Phúc Thọ đạt 9%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt tỷ trọng 45,2%; thương mại, dịch vụ 33,6%; nông nghiệp 21,2%.Thu nhập bình quân của người dân huyện Phúc Thọ tăng dần qua các năm, hiện đạt hơn 52 triệu đồng/người/năm. Qua rà soát cuối năm 2021 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2021, toàn huyện còn 6/52.591 hộ (0,01%), số hộ cận nghèo còn 202/52.591 hộ (0,38%).Sau khi hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới, Phúc Thọ tiếp tục đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng thành công huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến, có kinh tế khá giả, môi trường xanh, nông nghiệp sạch, văn hóa đẹp. Từ nay đến cuối năm 2025, huyện Phúc Thọ phấn đấu có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đưa huyện trở thành một địa phương phát triển toàn diện, thực sự là một vùng quê đáng sống.
Kinhtedothi - Được biết đến là một miền quê hiếu học, trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) luôn được huyện Phúc Thọ quan tâm, đầu tư. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng được địa phương xác định là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của huyện thời kỳ đổi mới.
Kinhtedothi - Trong những năm qua, thực hiện chủ trương phát triển “tam nông” của TP Hà Nội, huyện Phúc Thọ đã tích cực đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Qua đó, từng bước nâng cao giá trị kinh tế, gia tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn huyện.
Kinhtedothi - Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, công tác đảm bảo an sinh xã hội luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Phúc Thọ quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả.
Kinhtedothi - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII đặt mục tiêu đến năm 2025, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu trên đang dần trở thành hiện thực.
Kinhtedothi - Ngày 18/2, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên tổ chức hội thi “Cơ sở sản xuất mạ khay và vận hành máy cấy giỏi TP Hà Nội năm 2025”.
Kinhtedothi - Trọng tâm của chương trình nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình là tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế và các công trình văn hóa.
Kinhtedothi - Sau 2 đợt xả tăng cường của các hồ chứa thuỷ điện, đến nay, 11 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) đã cơ bản lấy đủ nước gieo cấy vụ Xuân 2025. Công tác lấy nước cơ bản bảo đảm theo tiến độ đề ra từ đầu vụ.
Kinhtedothi - Việc 2 làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới mở ra cơ hội để các làng nghề Hà Nội tăng cường trao đổi hợp tác, nâng tầm vị thế trên thị trường quốc tế.