Kinhtedothi - Điện Kremlin ngày 30/3 cho biết không thể hứa hẹn bất kỳ đột phá nào sau cuộc đàm phán hòa bình giữa phái đoàn Nga và Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ, khẳng định hai nước “còn nhiều việc phải làm”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Tass
Theo Tass, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng chưa có gì "hứa hẹn hoặc đột phá" trong các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine vì "còn rất nhiều việc phải làm".
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, chính quyền Moscow coi việc Kiev bắt đầu phác thảo các yêu cầu của mình bằng văn bản là điều "tích cực". Tuy nhiên, ông Peskov không tiết lộ chi tiết các đề xuất của Kiev, đặc biệt là danh sách các quốc gia bảo đảm cho một thỏa thuận khả thi, cũng như giải quyết vấn đề Crimea và Donbass thông qua các biện pháp phi quân sự.
Trong khi đó, theo RT, người đứng đầu phái đoàn đàm phán Nga, ông Vladimir Medinsky, đã đưa ra chi tiết về bản phác thảo các yêu cầu mà Ukraine trình bày để hướng tới một thỏa thuận hòa bình trong tương lai.
Theo ông Medinsky, Ukraine đã đưa ra những điều kiện mà họ sẵn sàng tuân theo, bao gồm việc từ chối gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), từ bỏ vũ khí hạt nhân, nghĩa vụ chỉ tiến hành các cuộc tập trận khi có sự đồng ý của các quốc gia bảo lãnh, bao gồm cả Nga.
Dự kiến, Nga và Ukraine sẽ nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tuyến vào ngày 1/4 sau khi vòng đàm phán mới nhất kết thúc tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 29/3.
Nhà đàm phán Ukraine David Arakhamia cho biết, nước này đã đề xuất tổ chức cuộc họp thượng đỉnh nhưng phía Nga đã từ chối khi nói rằng, hai bên cần phải làm việc nhiều hơn nữa về một dự thỏa hiệp ước.
Vòng đàm phán tại Istanbul kế hoạch ban đầu sẽ diễn ra trong hai ngày 29-30/3 nhưng đã kết thúc chỉ sau một ngày với một số dấu hiệu tích cực. Cả hai bên đều đánh giá cuộc gặp tại Istanbul là “có ý nghĩa”, “tích cực” hoặc “có tính xây dựng”, từ đó mở ra hy vọng giảm leo thang.
Tại buổi gặp hôm 29/3, phía Ukraine đã đưa ra các đề xuất bằng văn bản về trạng thái trung lập và phi hạt nhân của nước này. Phía Nga sau đó tuyên bố giảm hoạt động quân sự đáng kể tại khu vực quanh thủ đô Kiev và thành phố Chernihiv ở miền Bắc để tạo điều kiện cho đàm phán.
Kinhtedothi - EU đang đặt cược vào khí LNG của Mỹ để thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga, song các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể vô tình đẩy khối rơi vào một vòng xoáy phụ thuộc mới với Washington.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.