Kinhtedothi – Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) xem xét đối tượng công nhân lao động, giáo viên mầm non vào nhóm đối tượng lao động có công việc nặng nhọc, độc hại để giảm tuổi nghỉ hưu.
Điều 169, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) xem xét quy định tuổi nghỉ hưu cho từng nhóm đối tượng. Ảnh minh họa.
Thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Vũ Hồng Luyến – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên cho rằng, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu được tăng dần theo lộ trình đến khi nam 62 tuổi, nữ 60 tuổi đối với mọi đối tượng lao động chịu tác động trong bộ luật này.
Tuy nhiên, trong thực tế, có một số ngành nghề đặc thù như công nhân lao động, giáo viên mầm non thì đòi hỏi phải có sức khỏe tốt để đảm bảo thực hiện công việc. Khi công nhân lao động làm công việc nặng nhọc dẫn đến giảm sút sức lao động, từ đó năng suất lao động giảm, không đạt hiệu quả cao.
Hiện nay, ở những ngành nghề lao động nặng hay lao động đòi hỏi sự tỉ mỉ, đa số người lao động không thể làm việc đến tuổi nghỉ hưu mà sẽ nghỉ trước tuổi, từ đó họ không được hưởng mức lương hưu tối đa 75% theo quy định.
Do vậy, đại biểu Vũ Hồng Luyến đề nghị cơ quan soạn thảo điều chỉnh luật theo hướng tách riêng quy định tuổi nghỉ hưu cho từng nhóm đối tượng. Trong đó xét tuổi đối tượng công nhân lao động, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo viên mầm non vào trong nhóm đối tượng lao động có công việc nặng nhọc, độc hại để giảm độ tuổi nghỉ hưu.
Kinhtedothi – Người lao động muốn nghỉ hưu sớm thì chỉ có thể về trước 5 năm và cần xét nghiệm y khoa để chứng minh suy giảm sức khỏe. Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị trừ 2% mức hưởng.
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 khắc phục được các bất cập, kế thừa những kết quả đã đạt được và đón đầu xu hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, sẽ tạo động lực cho chủ sử dụng lao động và người lao động tuân thủ thực hiện Luật BHXH và không ngừng cải thiện mức hưởng cho người thụ hưởng.
Kinhtedothi - Từ những chiếc vỏ bắp phơi khô, nhóm sinh viên đam mê nguyên liệu từ thiên nhiên đã sáng tạo nên sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo như: túi xách, tấm lót ly, tấm lót bình hoa, túi đựng bình nước, túi giấy…
Kinhtedothi - Ngày 29/6, Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Lễ tổng kết chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh (chương trình).
Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 159/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Kinhtedothi - Các chính sách giảm nghèo, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã phát huy hiệu quả tại Ninh Bình, tiếp thêm động lực cho hộ nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, mang đến cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ gia đình.