Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất mới về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Kinhtedothi - Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với khu vực ngoài nhà nước, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Chính phủ hoàn thiện đã đề xuất tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với khu vực ngoài nhà nước, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Khi thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Ủy ban Xã hội của Quốc hội đồng tình với quy định rất tiến bộ trong việc xác định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động. Đặc biệt dự thảo Luật đã bổ sung yếu tố “thường xuyên và ổn định” làm căn cứ xác định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

Chính phủ có đề xuất mới về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với khu vực ngoài nhà nước. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, Ủy ban xã hội cho rằng, Báo cáo đánh giá tác động chưa có đánh giá nội dung này, Báo cáo tổng kết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng không có tổng kết cụ thể về thành phần tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận trả lương theo giờ, ngày, tuần, tháng, theo sản phẩm, theo khoán. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật mới chỉ có quy định về trường hợp hưởng tiền lương theo khoán, theo sản phẩm.

Do vậy, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ bổ sung thêm các đánh giá, lập luận làm căn cứ đề xuất thành phần tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội để Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định.

Đồng thời, cần làm rõ trong trường hợp trả lương theo giờ, ngày, tuần thì xác định “lương tháng” làm căn cứ tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào. Trường hợp tiền lương theo giờ, ngày, tuần khi tính thành lương tháng mà thấp hơn quy định về mức lương đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất theo quy định tại điểm e, khoảng 1 Điều 30 của dự thảo Luật thì xử lý như thế nào.

Chính phủ nghiên cứu, cân nhắc bổ sung nội dung quy định về các chế độ, phúc lợi không được tính làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trên cơ sở cụ thể hóa quy định của Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 7/7/2021 của Bộ LĐTB&XH theo hướng: “Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm tiền thưởng theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ và các chế độ, phúc lợi khác theo quy định của Chính phủ”.

Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành quy định, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động bao gồm cả lương và các phụ cấp. Đối với một số khoản phúc lợi người lao động có tính chất thường xuyên, ổn định như hỗ trợ tiền xăng xe, điện thoại, ăn trưa, tiền nhà… thì pháp luật hiện hành không quy định dùng làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội.

Sẽ đóng bảo hiểm xã hội theo lương tối thiểu vùng?

Sẽ đóng bảo hiểm xã hội theo lương tối thiểu vùng?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nên nhân rộng để nhiều người được hưởng lợi

Nên nhân rộng để nhiều người được hưởng lợi

19 Feb, 05:58 AM

Kinhtedothi - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội đề xuất hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo và người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi từ 1/1/2026.

Hà Nội: Người có công được hưởng chính sách điều dưỡng gấp 2 lần

Hà Nội: Người có công được hưởng chính sách điều dưỡng gấp 2 lần

18 Feb, 04:34 PM

Kinhtedothi – Với việc thực hiện chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của TP Hà Nội, năm 2025 Hà Nội có 64.791 người có công điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Người có công đi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung còn được hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1.000.000 đồng/người.

Hà Nội sẽ có ít nhất 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

Hà Nội sẽ có ít nhất 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

18 Feb, 08:24 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 736/QĐ-UBND phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án “Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng chống đuối nước trẻ em” do Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids, Mỹ tài trợ cho Sở LĐTB&XH Hà Nội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ