Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đề xuất bổ sung quy định miễn giấy phép xây dựng trong dự thảo Luật Đường sắt

Kinhtedothi - Nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung ngay trong dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) một số quy định của Luật Xây dựng về miễn giấy phép xây dựng và các nội dung về năng lực hoạt động xây dựng.

Sáng 16/6, tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Trần Hồng Minh đã trình bày Tờ trình (bổ sung) dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi).

Bổ sung các cơ chế đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt

Theo đó, sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Khoa học, Công nghệ, Môi trường của Quốc hội, Chính phủ đã tiếp thu, giải trình và chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật. Dự thảo Luật sau chỉnh lý còn 4 chương, 60 điều.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày Tờ trình (bổ sung) dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Ảnh: Quochoi.vn

Hiệu lực thi hành của dự thảo Luật Để bảo đảm đáp ứng yêu cầu về tiến độ đầu tư xây dựng các dự án đường sắt, Chính phủ đề nghị các quy định bổ sung mới vào dự thảo Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, các quy định còn lại của Luật Đường sắt (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.

Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, nội dung cơ bản của dự thảo Luật Dự thảo Luật đã được bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt tạo hành lang pháp lý mang tính đột phá cho phát triển đường sắt, cụ thể đã luật hóa nội dung dự thảo Nghị quyết vào 20 điều của dự thảo Luật, chỉnh lý 33 điều theo ý kiến của cơ quan chủ trì thẩm tra đối với dự thảo Luật đã trình Quốc hội.

Tại Chương IV về tổ chức thực hiện (4 Điều) cơ bản giữ như dự thảo Luật đã trình Quốc hội. Bên cạnh đó, nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về “triệt để cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh, hành nghề, thủ tục hành chính bất hợp lý”, Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung ngay trong dự thảo Luật một số quy định của Luật Xây dựng về miễn giấy phép xây dựng và các nội dung về năng lực hoạt động xây dựng.

Dự thảo Luật đã rà soát và giới hạn lại phạm vi các chính sách đặc thù chỉ áp dụng cho đầu tư xây dựng dự án đường sắt quan trọng quốc gia, dự án đường sắt do Quốc hội quyết định chủ trương; đề xuất bổ sung quy định về giám sát độc lập trong việc thực hiện các cơ chế đặc thù và quy định vai trò quản lý Nhà nước bảo đảm kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an ninh quốc phòng đối với dự án đường sắt theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Quang cảnh phiên làm việc sáng 16/6 của Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Đồng thời, rà soát đưa ra khỏi dự thảo Luật 3 chính sách về bãi đổ thải, vật liệu xây dựng, chuyển mục đích sử dụng rừng và đề xuất đưa vào Nghị quyết chung của kỳ họp và và phạm vi áp dụng cho các dự án đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái;

Đưa ra khỏi dự thảo Luật 2 chính sách về bố trí và huy động nguồn vốn vì các chính sách này gắn với yêu cầu, điều kiện của từng dự án cụ thể, từng thời kỳ và sẽ được xem xét khi quyết định chủ trương đầu tư.

Lược bỏ 19 điều so với dự thảo Luật đã trình vì có những quy định chỉ tiết thuộc thẩm quyền Chính phủ, Bộ trưởng. Ngoài ra, dự thảo Luật cũng đã được chỉnh lý kỹ thuật đối với các quy định về hiệu lực, về điều khoản chuyển tiếp theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chính phủ đề nghị Quốc hội thống nhất nội dung dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) sau khi đã bổ sung các cơ chế, chính sách để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt theo kết luận của cấp có thẩm quyền và thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù

Trình bày báo cáo thẩm tra (bổ sung) dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Ủy ban) của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với việc thẩm tra bổ sung dự thảo Luật và báo cáo Quốc hội xem xét, cho ý kiến; thống nhất đề nghị thông qua dự thảo Luật tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội (theo quy trình tại 1 kỳ họp); đồng thời đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ, giải trình, làm rõ ý kiến thẩm tra.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Ủy ban) của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra (bổ sung) dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi). Ảnh: Quochoi.vn

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật đã được bổ sung, chỉnh lý để luật hóa 23 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, trong đó có 21 cơ chế, chính sách được luật hóa từ các Nghị quyết của Quốc hội; 2 cơ chế, chính sách mới, bao gồm Điều 24 về đầu tư dự án đường sắt bằng nguồn vốn ngoài Nhà nước và Điều 36 về hợp đồng.

Mục tiêu chủ yếu của các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nói trên nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện; rút ngắn trình tự, thủ tục, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án đường sắt; khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân.

Về cơ bản, Ủy ban thống nhất cao với chủ trương cần có cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư hệ thống đường sắt Việt Nam. Tuy nhiên, để thể chế hóa chủ trương của Đảng và luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt đã được quy định trong các Nghị quyết của Quốc hội về đầu tư phát triển một số công trình đường sắt cụ thể, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt này theo hướng: giới hạn phạm vi, đối tượng được áp dụng; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, phổ quát, bền vững của hệ thống pháp luật; tăng cường giám sát, công khai, minh bạch thông tin; có chế tài phù hợp. Đồng thời, cần bảo đảm yêu cầu khả thi, chặt chẽ và hiệu quả.

Ngoài ra, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quán triệt sâu sắc các giải pháp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật gắn với các quy định cụ thể của dự thảo Luật đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Theo đó, cần tiếp tục rà soát, lược bỏ các nội dung trong dự thảo Luật không thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung 5/120 điều của Hiến pháp năm 2013: kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7/2025

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung 5/120 điều của Hiến pháp năm 2013: kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7/2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

03 Jul, 09:08 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả với 3 "không để" gồm: Không để người dân, doanh nghiệp nào không được giải quyết thủ tục hành chính hoặc thủ tục kéo dài; không để bất cứ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh phải được khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả; không để các dự án đang triển khai bị đứt gãy, không có người chịu trách nhiệm, không để lãng phí nguồn lực, bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án lớn.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

03 Jul, 07:01 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri 17 xã, phường sau Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khoá XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu các xã, phường.

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

03 Jul, 04:22 PM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, giới thiệu những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức tại cuộc họp báo do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, từ 1/7, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo chất lượng, hiệu quả công việc (KPI).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ