Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đầu tư chứng khoán năm 2022: Sẵn sàng cho sự phục hồi

Kinhtedothi - VN-Index được dự báo dao động trong khoảng 1.340 - 1.730 điểm. Mức sinh lời cao của kênh đầu tư chứng khoán trong năm 2020 - 2021 đã thu hút sự quan tâm của một bộ phận lớn nhà đầu tư cá nhân Việt Nam. Điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2022, với ước tính bình quân mỗi tháng có thêm khoảng 150.000 tài khoản mở mới.

VN-Index dao động 1.340 - 1.730 điểm

Báo cáo Chiến lược đầu tư năm 2022 của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra quan điểm cho rằng, nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2022. Làn sóng Covid-19 lần thứ tư đã đem những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong quý 3/2021. Dù vậy, sự kết hợp giữa tiến độ tiêm chủng vaccine, lĩnh vực sản xuất phục hồi, chi tiêu tiêu dùng tăng trở lại và chính sách tiếp tục hỗ trợ có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng khoảng 6,8% vào năm 2022, cao hơn mục tiêu của Chính phủ là 6 - 6,5%.

Lạm phát Việt Nam trong tầm kiểm soát, lãi suất tiền gửi khó tăng nhanh trong nửa đầu năm. Vòng xoáy lạm phát đang tăng nhanh chóng ở hầu hết quốc gia phát triển, đặc biệt ở Mỹ. Chính sách tiền tệ do đó đang có sự phân rẽ nhất định tại các quốc gia này với xu hướng chung là mặt bằng lãi suất cao hơn. ''Đối với Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng lạm phát trung bình vào khoảng 3,8% trong năm 2022, do tác động tăng giá của nhóm thực phẩm và xây dựng/nhà ở. Lãi suất tiền gửi có thể nhích nhẹ, song chúng tôi cho rằng mức tăng là không đáng kể và chỉ diễn ra giai đoạn cuối năm", Báo cáo Chiến lược đầu tư năm 2022 của VDSC nêu.

Về VN-Index, các chuyên gia dự báo dao động trong khoảng 1.340 - 1.730 điểm, dựa trên kịch bản tăng trưởng EPS 17% năm 2022 của danh mục cổ phiếu Rồng Việt (đại diện 41% vốn hóa thị trường) và mức PE dự phòng 2022 là 16,4 lần. Mức sinh lời cao của kênh đầu tư chứng khoán trong năm 2020 - 2021 đã thu hút sự quan tâm của một bộ phận lớn nhà đầu tư cá nhân Việt Nam. “Chúng tôi cho rằng, điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2022, với ước tính bình quân mỗi tháng có thêm khoảng 150.000 tài khoản mở mới. Thanh khoản khớp lệnh bình quân toàn thị trường dự báo dao động trong khoảng 30.000 - 35.000 tỷ đồng/phiên (+36% YoY)”, báo cáo của VDSC dự báo.

Nhà đầu tư mới có kinh nghiệm hơn

Về thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán năm 2022, theo các chuyên gia Rồng Việt thị trường có thể sẽ “nhạy cảm” hơn và biến động mạnh trước thông tin tiêu cực, đặc biệt khi mà định giá cổ phiếu đã lên mặt bằng cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khi xuất hiện Covid-19 lần đầu tiên (tháng 3/2020). Đó là rủi ro về lạm phát, dù báo lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát thì rủi ro về lạm phát vẫn là yếu tố cần theo dõi; Xác suất lây nhiễm đối với các chủng virus kháng vaccine sẽ góp phần gia tăng tính bất định của quá trình phục hồi kinh tế; Các biến động về địa chính trị toàn cầu, xu hướng thu hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ gây ra biến động tiêu cực trên thị trường chứng khoán quốc tế.

Về kết quả kinh doanh, VDSC cho rằng, tốc độ phục hồi sẽ khác nhau giữa các lĩnh vực, và thậm chí có sự phân hóa giữa các doanh nghiệp trong ngành. Dòng tiền đầu tư sẽ có sự luân chuyển và phân hóa giữa các ngành/ cổ phiếu. Do đó, khả năng xác định thời điểm giải ngân và lựa chọn đúng cổ phiếu (stock-picking) có thể sẽ mang lại hiệu suất đầu tư tốt hơn. Những doanh nghiệp có thể hồi phục nhanh nhờ các gói hỗ trợ kinh tế và cầu tiêu dùng, cũng như bắt nhịp được sự thay đổi hành vi khách hàng sau đại dịch là những doanh nghiệp được khuyến nghị.

Yếu tố đầu cơ đang chi phối thị trường chứng khoán trong những tuần cuối quý 4/2021. Sau đợt giãn cách quý 3/2021, thị trường đi vào vùng trống thông tin hỗ trợ khiến nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt hầu như không tăng trưởng về giá. Ở chiều ngược lại, với sự hưng phấn sẵn có của lớp nhà đầu tư cá nhân mới (F0) đã thúc đẩy mức tăng giá nhanh chóng của nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, đưa thị giá của rất nhiều cổ phiếu vượt xa giá trị thực của doanh nghiệp. Sự phi lý trí có thể sẽ tiếp diễn, ít nhất đến mùa công bố kết quả kinh doanh quý 4/2021, thời điểm mà điểm mạnh - yếu của các doanh nghiệp được thể hiện rõ nét.

Song, các chuyên gia tin rằng sau một thời gian trải nghiệm và trưởng thành cùng thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cá nhân mới sẽ có kinh nghiệm hơn trong việc sàng lọc cổ phiếu đầu tư, để không trở thành ''người cuối cùng rời khỏi con tàu đầu cơ''.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

26 Feb, 11:40 AM

Kinhtedothi - Sau chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN, hàng loạt ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động. NHNN cho biết, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc công bố lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.

Nỗ lực giữ ổn định lãi suất

Nỗ lực giữ ổn định lãi suất

26 Feb, 11:39 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh nợ xấu tăng, đồng USD vẫn giữ giá cao trên thị trường, bài toán đặt ra là các ngân hàng giảm lãi suất gắn với việc giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, chia sẻ lợi nhuận.

Lãi suất cho vay mua nhà giảm, người dân vẫn e dè

Lãi suất cho vay mua nhà giảm, người dân vẫn e dè

25 Feb, 02:18 PM

Kinhtedothi- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi cho cả cung và cầu để phát triển nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống.

Tin tức kinh tế 21/2: giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Tin tức kinh tế 21/2: giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

21 Feb, 07:44 PM

Kinhtedothi – Giá vàng quay đầu giảm, nhẫn tròn trơn đắt hơn vàng miếng; giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%; Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên lãi tiền gửi tiết kiệm… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 21/2.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ