Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đại biểu Quốc hội đề xuất có cơ chế hỗ trợ nhóm "nhà trẻ"

Kinhtedothi - Thảo luận dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quan tâm toàn diện tới nhóm trẻ ngoài cơ sở giáo dục mầm non; đồng thời, nghiên cứu chính sách hỗ trợ nhóm "nhà trẻ".

Sáng 16/6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội) quan tâm đến đối tượng áp dụng của dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi trong cơ sở giáo dục mầm non và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội). Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu cho rằng, quy định như vậy thì chỉ có trong, còn ngoài cơ sở giáo dục mầm non là không thuộc đối tượng áp dụng của nghị quyết này. Trong khi đó, nhóm các cháu không trong cơ sở giáo dục mầm non là không hề nhỏ. Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, còn gần 300 nghìn trẻ em mẫu giáo chưa ra lớp, chủ yếu là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị, khoản 1 điều 1 dự thảo Nghị quyết sửa theo hướng như sau: Nghị quyết này áp dụng đối với trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi, các tổ chức và cá nhân có liên quan.Không để "trong", "ngoài" cơ sở giáo dục mầm non và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều đó có nghĩa tất cả các trẻ em từ 3 đến 5 tuổi đều được thụ hưởng các nội dung của nghị quyết này.

Còn đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) băn khoăn khi dự thảo nghị quyết chỉ điều chỉnh phổ cập giáo dục mầm non là từ 3 -5 tuổi, còn dưới 3 tuổi ở nhà trẻ thì không được hỗ trợ.

Đại biểu cho rằng, trẻ em thì mầm non cũng hay mẫu giáo cũng đều là trẻ em, đều đi học và gia đình phải đóng học phí. Đồng tình trong giai đoạn hiện nay ngân sách khó khăn nên chỉ hỗ trợ cho trẻ từ 3 - 5 tuổi, nhưng đại biểu tỉnh Đồng Tháp đề nghị nghiên cứu hỗ trợ cho trẻ ở bậc dưới 3 tuổi đi nhà trẻ.

"Phải xem xét xem số lượng này nhiều hay ít để tính toán hỗ trợ làm sao bảo đảm cho các trẻ là 0 tới 6 tuổi đều được Nhà nước hỗ trợ" - đại biểu Phạm Văn Hòa đề xuất.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp). Ảnh: Quochoi.vn

Bên cạnh đó, đại biểu bày tỏ quan tâm đến cơ chế chính sách cho giáo viên mầm non. Đây là một điểm rất quan trọng. Trước tiên cơ chế chính sách đối giáo viên mầm non là được phụ cấp từ 35 - 45% ở những nơi bình thường, còn những nơi có điều kiện khó khăn phụ cấp 80%.

"Tôi cho rằng đây là một chính sách rất đặc thù và sẽ có khả năng lâu dài sau thu hút được nhiều giáo viên mầm non để vào nhà trường vì hiện nay giáo viên mầm non rất thiếu, khi có chính sách này rất phấn khởi và đồng tình", đại biểu tỉnh Đồng Tháp nhận định.

Cùng với đó, quy định được nghỉ hưu trước tuổi và không phải trừ tuổi đóng bảo hiểm cũng một điểm rất nhiều giáo viên mầm non họ mong muốn, so với Luật Giáo dục đây là một điểm rất vượt trội. Tuy nhiên, để giáo viên mầm non hăng say đi làm nhiệm vụ, đại biểu đề nghị xét tuyển chứ không phải thi tuyển. Nếu trường nào thiếu giáo viên mà số lượng đăng ký đông thì thi tuyển, còn không chúng ta chỉ xét tuyển, nếu đủ điều kiện không phải thông qua thi.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh (Đoàn tỉnh Vĩnh Long) cho rằng, giáo dục mầm non vẫn còn nhiều thách thức, trong đó nhiều trẻ em vùng sâu, vùng xa chưa thể đến lớp. Theo tờ trình của Chính phủ, nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ này trong 5 năm tới từ ngân sách Nhà nước cần khoảng 25.754 tỷ đồng, bình quân 5.151 tỷ đồng/năm.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh (Đoàn tỉnh Vĩnh Long). Ảnh: Quochoi.vn

Theo đại biểu, để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi cần một hệ thống chính sách đồng bộ, hiệu quả và triển khai quyết liệt.

Thống nhất với 3 nhóm chính sách mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất, đại biểu đề nghị trong dự thảo nghị quyết cần có chính sách ưu đãi với trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi phổ cập nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục ở các vùng khó khăn, miền núi, đặc biệt các địa bàn có khu công nghiệp.

Đại biểu cũng kiến nghị cần có chính sách với cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên để thu hút các giáo viên mầm non.

Trong đó, Luật Nhà giáo vừa được thông qua với việc lương giáo viên được xếp bậc cao nhất trong khối hành chính, sự nghiệp. Đại biểu đề nghị nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề tăng 10% nữa lên mức 45%; đồng thời huy động xã hội hóa để tập trung đầu tư mạng lưới trường mầm non, nhất là các vùng khó khăn có đông dân cư.

Miễn học phí trong hệ thống giáo dục quốc dân: bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục của mọi trẻ em

Miễn học phí trong hệ thống giáo dục quốc dân: bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục của mọi trẻ em

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung 5/120 điều của Hiến pháp năm 2013: kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7/2025

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung 5/120 điều của Hiến pháp năm 2013: kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7/2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

03 Jul, 09:08 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả với 3 "không để" gồm: Không để người dân, doanh nghiệp nào không được giải quyết thủ tục hành chính hoặc thủ tục kéo dài; không để bất cứ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh phải được khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả; không để các dự án đang triển khai bị đứt gãy, không có người chịu trách nhiệm, không để lãng phí nguồn lực, bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án lớn.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

03 Jul, 07:01 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri 17 xã, phường sau Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khoá XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu các xã, phường.

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

03 Jul, 04:22 PM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, giới thiệu những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức tại cuộc họp báo do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, từ 1/7, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo chất lượng, hiệu quả công việc (KPI).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ