Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Có được truy lĩnh trợ cấp người có công với cách mạng?

Kinhtedothi – Theo Bộ LĐTB&XH, việc xem xét, quyết định có giải quyết truy lĩnh trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hay không thuộc thẩm quyền của cơ quan chi trả trợ cấp, trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh và cân nhắc nhiều yếu tố.

Câu hỏi:

“Bác tôi nhập ngũ năm 1960, bị thương năm 1967. Năm 1968, bác được giám định thương tật, tỷ lệ 21% và nhận trợ cấp từ năm 1969 nhưng đến năm 1980 thì bị cắt trợ cấp do sai tên trong các giấy tờ. Đến năm 1994, bác được cấp Thẻ thương binh; năm 2023 được đính chính giấy tờ và cấp lại Thẻ thương binh. Vậy, bác tôi có được truy lĩnh trợ cấp thương tật từ năm 1980 đến nay không?” - ông Nguyễn Văn Vũ (Nghệ An)

Bộ LĐTB&XH trả lời:

Trong hơn 70 năm thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thông qua hoạt động công vụ của các cơ quan có thẩm quyền, có nhiều trường hợp bị cắt chế độ trợ cấp và nhiều trường hợp được hưởng lại trợ cấp sau nhiều năm gián đoạn.

Pháp lệnh ưu đãi người có công hiện hành không quy định cụ thể trường hợp nào được truy lĩnh và trường hợp nào không được truy lĩnh.

Việc xem xét, quyết định giải quyết truy lĩnh trợ cấp ưu đãi người có công thuộc thẩm quyền của cơ quan chi trả trợ cấp. Ảnh minh họa: Internet

Việc xem xét, quyết định có giải quyết truy lĩnh hay không thuộc thẩm quyền của cơ quan chi trả trợ cấp, trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh và cân nhắc nhiều yếu tố như: nguyên nhân, lỗi (do cơ quan Nhà nước hay do đối tượng), thời hiệu khiếu nại...

Do đó, đối với các trường hợp thắc mắc về truy lĩnh trợ cấp ưu đãi người có công nói chung, đề nghị ông liên hệ cơ quan chi trả chế độ để được trả lời cụ thể.

Bộ LĐTB&XH cũng thông tin về việc Điều 25 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, trường hợp thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì thân nhân, bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học, hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.

Khi thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% chết thì thân nhân (trường hợp là vợ hoặc chồng thì phải đủ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động) được hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng.

Đề xuất sửa đổi quy định chế độ ưu đãi người có công và thân nhân

Đề xuất sửa đổi quy định chế độ ưu đãi người có công và thân nhân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nên nhân rộng để nhiều người được hưởng lợi

Nên nhân rộng để nhiều người được hưởng lợi

19 Feb, 05:58 AM

Kinhtedothi - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội đề xuất hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo và người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi từ 1/1/2026.

Hà Nội: Người có công được hưởng chính sách điều dưỡng gấp 2 lần

Hà Nội: Người có công được hưởng chính sách điều dưỡng gấp 2 lần

18 Feb, 04:34 PM

Kinhtedothi – Với việc thực hiện chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của TP Hà Nội, năm 2025 Hà Nội có 64.791 người có công điều dưỡng phục hồi sức khỏe. Người có công đi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung còn được hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1.000.000 đồng/người.

Hà Nội sẽ có ít nhất 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

Hà Nội sẽ có ít nhất 2.400 trẻ em được học bơi an toàn

18 Feb, 08:24 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 736/QĐ-UBND phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án “Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng chống đuối nước trẻ em” do Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids, Mỹ tài trợ cho Sở LĐTB&XH Hà Nội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ