Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyên gia chỉ cách nhận diện rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Kinhtedothi - Theo bác sĩ Vũ Thị Lan - Phòng điều trị các rối loạn liên quan stress, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, tác động của sang chấn tâm lý, stress trong cuộc sống cũng là yếu tố góp phần vào việc khởi phát, tăng nặng, kéo dài dai dẳng rối loạn lo âu trầm cảm.

Chia sẻ về cách nhận diện rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, bác sĩ Vũ Thị Lan cho biết, lo âu là một cảm giác bất an và lo lắng quá mức, không kiểm soát được. Đi kèm với cảm xúc đó là sự căng cơ, bồn chồn, mệt mỏi, khó tập trung.

Lo âu cũng là một trạng thái cảm xúc lo lắng kéo dài, tập trung vào tương lai hoặc các mối đe dọa không xác định. Điều đó khiến người mắc rối loạn lo âu thận trọng quá mức khi tiếp cận mối đe dọa tiềm ẩn và cản trở việc đối phó mang tính phù hợp.

Trầm cảm là quá trình hoạt động tâm thần bị ức chế, trong đó, triệu chứng cơ bản là cảm xúc bị ức chế, tư duy bị ức chế và hoạt động bị ức chế.

Ở góc nhìn khoa học, bác sĩ Vũ Thị Lan cho biết, trong Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ mười (ICD-10), rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm được xếp vào mã bệnh F41.2, thuộc các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể.

Về tỷ lệ mắc, rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một rối loạn khá thường gặp trong quần thể dân số chung với tỷ lệ dao động từ 0,8% - 2,5% và từ 5% - 15% người bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nữ giới có nguy cơ mắc rối loạn này cao hơn so với nam giới.

Ảnh minh họa.

Bàn về nguyên nhân sinh bệnh, bác sĩ Vũ Thị Lan cho hay, có sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, các yếu tố môi trường như các trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu, bệnh lý cơ thể kết hợp với việc sử dụng rượu và chất gây nghiện khác.

Các tác động của sang chấn tâm lý, stress trong cuộc sống cũng là yếu tố góp phần vào việc khởi phát, tăng nặng và kéo dài dai dẳng rối loạn lo âu trầm cảm trong suốt cuộc đời người bệnh.

Để nhận diện và có giải pháp điều trị sớm, bác sĩ Vũ Thị Lan chia sẻ, rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm đồng thời có các biểu hiện của lo âu và các triệu chứng của trầm cảm. Trong đó, các triệu chứng cơ thể của lo âu rất phong phú.

Đơn cử như: Khó thở, khó chịu ở ngực hoặc bụng, cảm giác nghẹn có cảm giác có khối trong họng hoặc khó nuốt; buồn nôn, đi ngoài, đi tiểu nhiều lần, các cơn đỏ mặt, ớn lạnh, tê bì, tê cóng hoặc cảm giác kim châm, yếu, căng cơ hoặc đau đớn, không đứng vững và cảm giác sắp ngất.

Về mặt hành vi người mắc lo âu thường biểu cảm trạng thái sợ hãi, thu mình, né tránh, dễ cáu bẳn, thở nhanh, khó nói; tăng nhạy cảm, giảm tập trung chú ý, sợ mất kiểm soát. Người bệnh thường suy nghĩ mọi việc theo hướng trầm trọng hóa, thảm họa hóa vấn đề…

Trạng thái lo âu khiến người bệnh luôn căng thẳng, cáu kỉnh, cảm giác tù túng, đang bên bờ vực, không thể thư giãn. Trạng thái này có hoặc không liên quan rõ rệt với sang chấn tâm lý và điều đáng chú ý là các rối loạn này không dần mất đi khi sang chấn tâm lý không còn.

Như vậy, có thể thấy, các triệu chứng của rối loạn lo âu rất đa dạng trong đó có nhiều triệu chứng dễ nhầm với triệu chứng các bệnh lý cơ thể khiến người bệnh thường chậm chễ tiếp cận đúng chuyên khoa.

Những triệu chứng này gồm hồi hộp, tim đập mạnh, nhịp tim nhanh; vã mồ hôi; run chân tay; khô miệng; khó thở, cảm giác nghẹn, đau hoặc khó chịu ở ngực, buồn nôn hoặc khó chịu ở bụng (ví dụ: sôi bụng); chóng mặt, không vững, ngất xỉu hoặc choáng váng…

Các triệu chứng trầm cảm bao gồm: Khí sắc trầm; mất mọi quan tâm thích thú; giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động; giảm sút sự tập trung và sự chú ý; giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin; nhìn về tương lai ảm đạm, bi quan.

Có những ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát; rối loạn giấc ngủ, buổi sáng thức giấc sớm 2 giờ trước giờ thường ngày; ăn kém ngon miệng; mất những quan tâm hay ham thích trong những hoạt động thường ngày gây thích thú. Trạng thái trầm cảm nặng hơn vào buổi sáng; giảm hoặc mất hưng phấn tình dục rõ rệt...

Cách phòng trầm cảm sau sinh

Cách phòng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội ghi nhận 441 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận 441 ca mắc sởi

17 Feb, 10:05 AM

Kinhtedothi - Sáng 17/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tuần qua, toàn TP ghi nhận 114 trường hợp mắc sởi; tương đương so với tuần trước. Cộng dồn năm 2025 ghi nhận 441 trường hợp tại 30/30 quận, huyện, thị xã, tăng so với cùng kỳ năm 2024.

Những trái tim tình nguyện hiến máu cứu người

Những trái tim tình nguyện hiến máu cứu người

16 Feb, 12:36 PM

Kinhtedothi - Cứ mỗi dịp đầu Xuân năm mới, lễ hội Xuân hồng lại "bội thu" với hàng nghìn đơn vị máu được hiến tặng. Để hái được “trái ngọt” đó phải kể đến công sức không nhỏ của các y bác sĩ, tình nguyện viên (TNV) cùng trái tim nhiệt huyết của hàng nghìn người dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ