Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán phản ứng thế nào với thông tin từ Fed?

Kinhtedothi - Nhiều khả năng thị trường chứng khoán sẽ phản ứng mạnh với thông tin Fed tăng lãi suất vừa công bố.

Thị trường chứng khoán tiếp tục có phiên điều chỉnh sau những phiên hồi phục nhẹ. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/11, VN-Index giảm 10,56 điểm (1,02%) còn 1.023,19 điểm, HNX-Index giảm 0,7 điểm (0,33%) xuống 211,66 điểm, UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (0,62%) về 76,01 điểm.

Hôm nay thị trường có thể biến động mạnh do ảnh hưởng từ việc Fed tăng lãi suất.

Nhóm VN30 cũng lùi bước so với mức giá đóng cửa hôm qua. Trong nhóm, sắc đỏ áp đảo với 22 cổ phiếu giảm giá. Tuy nhiên, trụ đỡ thị trường đến từ nhóm bluechip. HPG đóng góp hơn 0,5 điểm, cùng với VPB, VIB, PVD là những cổ phiếu có tác động tích cực. Ngược lại, MSN, VCB, VNM, MWG, EIB,... là lực cản chính của thị trường chung.

Nổi bật trong phiên này là nhóm thép với hàng loạt mã lội ngược dòng so với sắc đỏ của thị trường chung, điển hình là HSG gần chạm trần, NKG tăng 4,3% lên 13.450 đồng/cp, VGS tăng 3% đạt 10.300 đồng/cp, HPG (+2,3%), TLH (+1,8%),...

Các cổ phiếu nhóm dầu khí cũng giao dịch khởi sắc khi ghi nhận nhiều mã tăng điểm. Họ nhà “P” gồm PVD tăng kịch trần, PVC, PVB, PVS khi có thêm hơn 5% thị giá..

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nhìn chung, thị trường tiếp tục phân hóa. Trong khi một số nhóm ngành diễn biến tích cực trong phiên 3/11 như thép và dầu khí, dòng tiền lại có xu hướng gia tăng lực bán đối với nhóm bán lẻ, hóa chất, thực phẩm, đồ uống. Nhóm ngân hàng phân hóa rõ rệt, tuy nhiên phần lớn vẫn tiếp tục chịu áp lực chốt lời và giảm giá. Nhóm bất động sản và khu công nghiệp cải thiện ở một số cổ phiếu như NLG, KDH, TDC, HDC…

Đáng chú ý, nhiều dự báo cho rằng hôm nay thị trường có thể biến động mạnh do ảnh hưởng từ việc Fed tăng lãi suất, nhưng kịch bản tăng lãi suất không có quá nhiều bất ngờ so với dự báo của thị trường.

Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC), thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên có thể tiếp tục đi ngang quanh vùng giá hiện tại, và dòng tiền vẫn sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn vẫn trong vùng bi quan và ít biến động, cho thấy các nhà đầu tư còn bi quan nhưng trạng thái đã tích cực hơn so thời điểm trước.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và chờ điểm xác nhận xu hướng tăng. Đồng thời, nếu nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao thì vẫn có thể cân nhắc mua với tỷ trọng thấp dưới 5% danh mục để thăm dò xu hướng.

Chứng khoán giảm sâu là cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Chứng khoán giảm sâu là cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ