Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán lao dốc không phanh, sau cơn mưa, thị trường có sáng?

Kinhtedothi- Thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần giao dịch gần cuối tháng 10 kém tích cực. Nhiều phiên, các mã la liệt nằm sàn, VN-Index đổ đèo, lao dốc không phanh gần 50 điểm.

“Tâm điểm” tuần qua là phiên giao dịch giông bão ngày 26/10/2023. VN-Idex giảm 4,28% với thanh khoản rất đột biến và điều chỉnh mạnh về vùng giá 1.040 điểm. Mặc dù có phiên giao dịch phục hồi tốt cuối tuần với đa số mã phục hồi tốt sau khi giảm mạnh, nhưng chỉ số này vẫn giảm mạnh 4,26% so với tuần trước về mức 1.060,62 điểm.

Trong tuần thanh khoản trên HOSE đạt 70.404,2 tỉ đồng, giảm 10,3% so với tuần trước, khối lượng giao dịch giảm 5,7%, trong đó áp lực bán mạnh đột biến tập trung nhiều ở các mã trong VN30. Thanh khoản HNX giảm 10,5% với 9.183,29 tỉ đồng được giao dịch. Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch và bán ròng trở lại với giá trị 1.289,77 tỷ đồng trên HOSE, trong đó bán ròng đột biến ở MWG, VIC, nhóm ngân hàng; mua ròng trên HNX với giá trị 74,56 tỷ đồng.

Các chuyên gia công ty SHS cho biết, trong tuần thị trường đón nhận nhiều thông tin như: Khai mạc kỳ họp 6, Quốc hội khoá XV; Thủ tướng cho biết "Chính phủ nỗ lực phấn đấu, đưa ra nhiều giải pháp để tăng trưởng GDP năm nay đạt trên 5%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội giao (6,5%). Lạm phát khoảng 3,5-4%"; Thủ ký Công điện về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu NHNN thúc đẩy tín dụng cho bất động sản. Hội đồng quản trị của VIC công bố Nghị quyết phê duyệt điều khoản Trái phiếu chào bán quốc tế trị giá  250 triệu USD, có quyền chọn nhận cổ phiếu Vinhomes do Vingroup sở hữu.

Bất động sản là tâm điểm của thị trường trong tuần khi có những biến động rất mạnh, tiêu cực với nhóm vốn hóa lớn và đa số các mã khác như VHM (-11,91%), LGL (-10,31%),NBB (-8,84%), NDN (-8,65%), CII (-7,08%)... trong khi một số mã vẫn có diễn biến phục hồi tốt, kết thúc tuần tăng điểm nhờ phiên tăng giá hết biên độ cuối tuần như CEO (+1,5%),  DXG (+3,88%), DIG (+3,93%)...

Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán sau tuần giảm điểm mạnh trước đó, tiếp tục có tuần giao dịch kém tích cực, đa số vẫn giảm điểm mạnh, thanh khoản gia tăng ở mức trên trung bình như MBS (-10,63%), AGR (-10,27%), FTS (-10,17%), PSI (-10,11), VIX (-9,33%)... ngoài BSI (+0,39%) phục hồi tốt, tăng điểm.

Trong khi đó các cổ phiếu ngân hàng đa số cũng chịu áp lực điều chỉnh nhưng phân hóa và tích cực hơn so với thị trường chung khi có những mã tăng giá so với tuần trước với LPB (+5,15%), SSB (+4,50%), BID (+3,70%), VCB (+0,24%).... ngoài đa số chịu áp lực điều chỉnh khá mạnh như NVB (-11,50%), PGB (-9,43%), VPB (-6,48%), MSB (-5,38%)... Các nhóm ngành khác hầu hết đều có diễn biến kém tích cực trong tuần với áp lực bán mạnh và chỉ phục hồi tốt khi thị trường vào vùng quá bán ngắn hạn, ngoại trừ một số mã rất nổi bật, thanh khoản đột biến như YEG (+21,57%), CTD (+7,45%), HAG (+7,36%), LPB (+5,15%)...

Giới chuyên gia nhận định, nhìn chung kinh tế vĩ mô trong nước vẫn đang trong giai đoạn chưa có nhiều chuyển biến tích cực nhưng không xấu đi, đến thời điểm hiện tại GDP đang có xu hướng phục hồi đà tăng trưởng dù tôc độ tăng trưởng chưa đạt kỳ vọng. Tình hình địa chính trị thế giới đang tồn tại nhiều bất ổn, kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp dẫn tới đơn hàng xuất khẩu sụt giảm. Mặt khác tình hình lạm phát toàn cầu vẫn chưa thực sự được kiểm soát. Với tình trạng vĩ mô hiện tại, nhịp hồi phục từ đầu năm đã phản ảnh kỳ vọng kinh tế sẽ dần ổn định và phục hồi, nếu thị trường chững lại để tiếp tục tích lũy chờ động thái chuyển động vĩ mô tiếp theo cũng là vận động phù hợp. “Thị trường trong ngắn hạn đang vận động lỏng lẻo nhưng có khả năng có nhịp hồi kỹ thuật do VN-Index rơi vào trạng thái quá bán. Nhà đầu tư ngắn hạn có khả năng chịu đựng rủi ro cao nếu có giải ngân thì cũng nên với quan điểm thận trọng bởi nhịp hồi không phải là xu hướng uptrend tiếp diễn nên sẽ có thể kết thúc bất kỳ thời điểm nào. Trong trung, dài hạn thị trường dù mất xu hướng uptrend nhưng sẽ đi tìm điểm cân bằng mới và tích lũy lại nên rủi ro trung dài hạn không cao. Khuyến nghị các nhà đầu tư trung và dài hạn giải ngân trong giai đoạn vừa qua từ chân sóng, do đó nếu tuân thủ chiến lược giải ngân nhà đầu tư hoàn toàn đã cơ cấu được danh mục hợp lý do vậy có thế tiếp tục nắm giữ danh mục”- báo cáo nhận định thị trường của Công ty Chứng khoán SHS khuyến nghị.

 

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

26 Feb, 11:40 AM

Kinhtedothi - Sau chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN, hàng loạt ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động. NHNN cho biết, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc công bố lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.

Nỗ lực giữ ổn định lãi suất

Nỗ lực giữ ổn định lãi suất

26 Feb, 11:39 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh nợ xấu tăng, đồng USD vẫn giữ giá cao trên thị trường, bài toán đặt ra là các ngân hàng giảm lãi suất gắn với việc giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, chia sẻ lợi nhuận.

Lãi suất cho vay mua nhà giảm, người dân vẫn e dè

Lãi suất cho vay mua nhà giảm, người dân vẫn e dè

25 Feb, 02:18 PM

Kinhtedothi- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi cho cả cung và cầu để phát triển nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống.

Tin tức kinh tế 21/2: giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Tin tức kinh tế 21/2: giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

21 Feb, 07:44 PM

Kinhtedothi – Giá vàng quay đầu giảm, nhẫn tròn trơn đắt hơn vàng miếng; giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%; Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên lãi tiền gửi tiết kiệm… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 21/2.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ