Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chìa khoá để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục “lội ngược dòng” thành công

Kinhtedothi - GS.TS Nguyễn Xuân Thắng lưu ý, chỉ khi các chỉ số vĩ mô được giữ ổn định, nền kinh tế mới hội đủ năng lực chống chịu, có dư địa để chủ động ứng phó hiệu quả với những diễn biến bất ngờ và phục hồi nhanh chóng sau biến động đó.

Phát biểu đề dẫn, gợi ý một số nội dung của ''Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022'' sáng 18/9, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, Diễn đàn năm 2022 với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” là một sự lựa chọn rất cần thiết vào thời điểm này để các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính sách cùng chuyên gia trong và ngoài nước thảo luận, trao đổi tìm kiếm những giải pháp tiếp tục duy trì ổn định, phục hồi và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Diễn đàn. Nguồn: quochoi.vn  

Phân tích tình hình thế giới và trong nước, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng chỉ ra điều hết sức đặc biệt, đó là “ngược dòng bên ngoài, kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh, và trong gần 9 tháng qua duy trì được đà tăng trưởng rất khả quan, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát có hiệu quả lạm phát, về cơ bản bảo đảm được các cân đối lớn và được dự báo có mức tăng trưởng lạc quan trong năm 2022”.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cũng chỉ rõ, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Trước những biến động khó lường cả về kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới, nếu không có sự chuẩn bị để ứng phó kịp thời, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có nguy cơ gặp nhiều khó khăn như đã diễn ra cách đây hơn 10 năm, sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời ứng phó chủ động, linh hoạt với sự thay đổi nhanh chóng là chìa khoá để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục “lội ngược dòng” thành công và duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều biến động. Thực tiễn trước đây đã chứng tỏ rằng, chỉ khi các chỉ số vĩ mô được giữ ổn định, nền kinh tế mới hội đủ năng lực chống chịu, có dư địa để chủ động ứng phó hiệu quả với những diễn biến bất ngờ và phục hồi nhanh chóng sau biến động đó.

Nhìn ở góc độ tổng thể với tầm bao quát dài hạn hơn, theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô không chỉ nằm ở chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hay quản lý, điều tiết giá cả mà còn nằm ở việc tháo gỡ những điểm nghẽn để nền kinh tế vận hành thông suốt, các doanh nghiệp tự tin đưa ra các quyết định kinh doanh và đầu tư, khơi thông dòng chảy trên thị trường và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội.

Một góc TP Hà Nội nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Việt.  

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh 3 nội dung chính cần tập trung thảo luận tại ''Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022'' gồm:

Tiếp tục cải cách thể chế, tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện khung khổ thể chế, pháp luật về quản lý đất đai và thị trường bất động sản, đặc biệt trong công tác đấu giá đất và phát triển thị trường quyền sử dụng đất để khai thác có hiệu quả nhất một trong những nguồn lực quan trọng của nền kinh tế.

Cắt giảm thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt tốt các cơ hội mà hội nhập đang mang lại cho Việt Nam, khôi phục và mở rộng hoạt động sau đại dịch. Triển khai có hiệu quả gói phục hồi kinh tế-xã hội, tập trung vào các lĩnh vực cấp bách và có khả năng hấp thụ tốt nhất, như chi cho đầu tư hạ tầng đã hoàn thành cơ bản các thủ tục, nhất là các dự án có tính liên vùng, các chương trình trợ cấp, hỗ trợ người lao động.

Khơi thông các điểm nghẽn, tạo điều kiện cho các địa phương, các ngành kinh tế và các doanh nghiệp phát triển. Đẩy nhanh việc hoàn thiện và triển khai các quy hoạch. Tăng cường liên kết vùng để tạo sự đồng bộ và mở ra một không gian mới, động lực mới cho sự phát triển vùng, các địa phương trong vùng và nền kinh tế quốc gia.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng đặc biệt lưu ý đến ưu tiên tháo gỡ các điểm nghẽn trong phát triển Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hai đầu tàu kinh tế của cả nước gắn liền với các vùng xung quanh như: Vùng Thủ đô Hà Nội - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng TP. Hồ Chí Minh – Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam Bộ...

Chìa khóa cho nền kinh tế số

Chìa khóa cho nền kinh tế số

Tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế

Tăng cường khả năng chống chịu và tự cường của nền kinh tế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động

26 Feb, 11:40 AM

Kinhtedothi - Sau chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN, hàng loạt ngân hàng giảm mạnh lãi suất huy động. NHNN cho biết, sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc công bố lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.

Nỗ lực giữ ổn định lãi suất

Nỗ lực giữ ổn định lãi suất

26 Feb, 11:39 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh nợ xấu tăng, đồng USD vẫn giữ giá cao trên thị trường, bài toán đặt ra là các ngân hàng giảm lãi suất gắn với việc giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, chia sẻ lợi nhuận.

Lãi suất cho vay mua nhà giảm, người dân vẫn e dè

Lãi suất cho vay mua nhà giảm, người dân vẫn e dè

25 Feb, 02:18 PM

Kinhtedothi- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng thương mại nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi cho cả cung và cầu để phát triển nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống.

Tin tức kinh tế 21/2: giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Tin tức kinh tế 21/2: giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

21 Feb, 07:44 PM

Kinhtedothi – Giá vàng quay đầu giảm, nhẫn tròn trơn đắt hơn vàng miếng; giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%; Bộ Tài chính đề nghị giữ nguyên lãi tiền gửi tiết kiệm… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 21/2.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ