Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cập nhật các chỉ số cơ bản cho xe buýt

Kinhtedothi - Những năm qua, dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội đã đạt được những kết quả bước đầu trong việc “mua” thói quen đi lại của người dân và chuẩn bị cho sự phát triển của đường sắt đô thị (ĐSĐT) Hà Nội.

Tuy nhiên, hoàn cảnh cũng như các yếu tố cấu thành chi phí của xe buýt đã thay đổi rõ rệt, để bảo đảm hiệu quả của loại hình VTHKCC này, cần cập nhật các chỉ số cơ bản.

Có thể khẳng định, Hà Nội là một trong những TP tập trung cao độ nhất nguồn lực để đầu tư cho VTHKCC, trong đó có xe buýt và ĐSĐT. Có hệ thống ĐSĐT giữ vai trò xương sống với sự bổ trợ, phối hợp của xe buýt, TP mới giải quyết được căn cơ, bài toán về chống ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và phát triển giao thông “xanh”...

Trước mắt, giai đoạn từ nay đến năm 2035, xe buýt vẫn là lực lượng chủ yếu. Bởi vậy TP luôn quan tâm củng cố mạng lưới xe buýt, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trợ giá. Nhưng hiện xe buýt đang chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi biến động của kinh tế - xã hội, sự thay đổi thói quen của người dâu sau đại dịch Covid-19.

Muốn giảm bớt khó khăn, nâng cao chất lượng dịch vụ cho xe buýt, trước hết cần cập nhật các chỉ số cơ bản cấu thành chi phí, từ đó tính toán lại việc phân bổ nguồn lực trợ giá cho loại hình VTHKCC chủ lực này.

Đa số học sinh, sinh viên dùng xe buýt đi lại hàng ngày. Ảnh: Phạm Hùng

Cụ thể, cần điều chỉnh doanh thu đặt hàng và đấu thầu do ảnh hưởng của yếu tố khách quan nhằm giúp DN tháo gỡ khó khăn. Năm 2023, Hà Nội có 122 tuyến đấu thầu lựa chọn đơn vị cung ứng đang hoạt động. Kết quả thực hiện doanh thu trên toàn mạng năm 2023 chỉ đạt khoảng 57% kế hoạch khi trúng thầu. Một trong những yếu tố khách quan là do DN không được tính doanh thu vận chuyển với các đối tượng sử dụng vé miễn phí.

Đến nay, Sở GTVT đã phát hành tới 650.000 thẻ đi xe buýt miễn phí, cao gấp 4,3 thẻ vé tháng có trả tiền thông thường. Cần khẳng định chính sách cấp vé miễn phí cho người cao tuổi, người có công của Hà Nội là rất nhân văn và cần thiết. Tuy nhiên với con số như trên không được ghi nhận doanh thu cũng là một thiệt thòi lớn cho DN, bởi thực tế DN vẫn phải chi phí cho vận hành để phục vụ ngay cả khi khách hàng được miễn tiền vé.

Về vấn đề này, Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, tính toán sản lượng, doanh thu thiếu hụt của đối tượng hành khách miễn phí. Cần sớm có phương án tính toán doanh thu vé miễn phí để cộng vào, hoặc khấu trừ doanh thu đấu thầu của DN.

Bên cạnh đó cần xem xét điều chỉnh doanh thu cho DN do tác động của các yếu tố khách quan. Ví dụ như: do năng lực cung ứng của mạng lưới tăng nhanh hơn mức độ thu hút của hành khách, dẫn đến lượng hành khách trên tuyến bị chia sẻ và doanh thu giảm. Hoặc do người dân thay đổi thói quen đi lại, tiêu dùng dẫn đến sản lượng hành khách giảm mạnh sau đại dịch Covid-19… Ngoài ra, khi xe buýt càng tiện lợi, càng có nhiều hành khách lựa chọn sử dụng vé tháng cũng dẫn đến doanh thu vé giảm.

Đó đều là những yếu tố khách quan khiến DN không bảo đảm được doanh thu theo kế hoạch đề ra khi dự thầu. Mặt khác, một số yếu tố trong đơn giá định mức của xe buýt cũng cần điều chỉnh sớm cho phù hợp với thực tế như: khấu hao cơ bản, thu nhập của người lao động… Hiệp hội VTHKCC TP Hà Nội đã kiến nghị UBND TP chỉ đạo Sở GTVT rà soát, đánh giá những khó khăn nêu trên để điều chỉnh doanh thu cho DN để phù hợp tình hình thực tế.

Để bảo đảm sức cạnh tranh cho DN, nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt, thiết nghĩ việc đầu tiên cần làm là xem xét những khó khăn thực tế, cập nhật các chỉ số cơ bản để có biện pháp hỗ trợ DN tham gia VTHKCC trên địa bàn TP Hà Nội.

Hà Nội chưa đề xuất tăng giá vé xe buýt từ 1/7

Hà Nội chưa đề xuất tăng giá vé xe buýt từ 1/7

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kiểm soát, hạ nhiệt giá nhà

Kiểm soát, hạ nhiệt giá nhà

16 Feb, 04:46 PM

Kinhtedothi - Vướng mắc pháp lý kèm theo dịch bệnh kéo dài đã tạo ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường bất động sản (BĐS).

Trung Quốc phát triển và quản lý thị trường bất động sản

Trung Quốc phát triển và quản lý thị trường bất động sản

16 Feb, 06:04 AM

Kinhtedothi - Trung Quốc có thị trường bất động sản lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới với giá trị lên tới 62.600 tỷ USD vào năm 2020, cao gấp gần hai lần so với thị trường Mỹ (33.600 tỷ USD) và gấp 6 lần so với thị trường Nhật Bản (10.800 tỷ USD).

Luật Đầu tư công và kỳ vọng đột phá cho năm 2025

Luật Đầu tư công và kỳ vọng đột phá cho năm 2025

09 Feb, 06:40 AM

Kinhtedothi - Các chính sách mới có hiệu lực từ đầu năm 2025 được kỳ vọng sẽ tạo những đột phá, giải phóng nguồn lực đầu tư công, phát huy hiệu quả trong việc đẩy nhanh tiến độ triển khai Kế hoạch đầu tư công 2025 và những năm tiếp theo.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công  từ đầu năm

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm

09 Feb, 06:36 AM

Kinhtedothi - Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 là 790.727 tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP), tăng hơn 120.000 tỷ đồng so với kế hoạch 670.000 tỷ đồng của năm 2024. Mục tiêu này càng ý nghĩa hơn khi năm 2025 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ