Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình sẽ có 6 làn xe, hoàn thành năm 2027

(Dân trí) - Dự án đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo tiêu chuẩn cao tốc, quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h dự kiến sẽ hoàn thành vào quý IV/2027.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang lấy ý kiến tham vấn với Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án thành phần 3: Xây dựng mở rộng quy mô cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức BOT thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo phương thức đối tác công tư.

Theo ĐTM, tuyến cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình được phân kỳ đầu tư, bước đầu triển khai xây dựng theo hình thức BOT với quy mô đường cấp III, 2 làn xe. Tuyến đường đưa vào khai thác từ năm 2018 thu hút phần lớn lưu lượng phương tiện kết nối các tỉnh Tây Bắc qua tỉnh Hòa Bình và ngược lại.

Dự án đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - Hòa Bình sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc, quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h, xây dựng hệ thống đường gom, nút giao, trạm dừng nghỉ, hệ thống an toàn giao thông, trung tâm điều hành…

Công ty CP Đầu tư Infinity (trụ sở tại Hà Nội) được UBND tỉnh Hòa Bình giao nhiệm vụ lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh dự án.

Dự án có tổng chiều dài hơn 23km, điểm đầu tại km6+680, trùng với điểm cuối của dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc đại lộ Thăng Long (nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình), thuộc địa phận xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Điểm cuối dự án tại km29+716 trên đường Hòa Lạc - Hòa Bình, giao với quốc lộ 6 tại lý trình km65+400, thuộc địa phận phường Trung Minh, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Phạm vi quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình có tổng chiều dài hơn 30km, đi toàn bộ trên địa phận tỉnh Hòa Bình. Điểm đầu tại km38+000 nằm giữa ranh giới thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ) và thị trấn Lương Sơn (huyện Lương Sơn); điểm cuối tại km70+932 thuộc phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình.

Báo cáo ĐTM cho thấy, diện tích giải phóng mặt bằng tuyến đường đang khai thác (đã thực hiện) trên 100ha, trong đó địa phận Hà Nội có hơn 27ha và địa phận tỉnh Hòa Bình trên 73ha.

Căn cứ số liệu khảo sát, chủ đầu tư cho rằng khối lượng giải phóng mặt bằng của dự án gần 154ha. Trong đó, địa phận Hà Nội có khoảng 6,6ha đất rừng, đất quốc phòng khoảng 4,2ha; Hòa Bình phải chuyển đổi khoảng 12ha đất rừng.

Số hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án khoảng 1.175 hộ; số hộ dân cần tái định cư trên 800 hộ.

Tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình hiện tại (Ảnh: Quân Đỗ).

Tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình hiện tại (Ảnh: Quân Đỗ).

Quyết định số 653/2025 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cho thấy, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 10.475 tỷ đồng. Trong đó, chi phí đã đầu tư dự án đang khai thác là 2.476 tỷ đồng, chi phí đầu tư điều chỉnh quy mô gần 8.000 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn, theo quyết định này, phần vốn nhà nước tham gia dự án khoảng 3.028 tỷ đồng để chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và hỗ trợ xây dựng công trình tạm. Phần vốn do nhà đầu tư huy động khoảng 7.447 tỷ đồng.

Tại báo cáo ĐTM, chủ đầu tư thông tin, tiến độ thực hiện dự án bắt đầu vào quý I/2026 và hoàn thành vào quý IV/2027.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
CEO Bybit: Sàn tiền số là cơ hội để nhân lực blockchain Việt tỏa sáng

CEO Bybit: Sàn tiền số là cơ hội để nhân lực blockchain Việt tỏa sáng

23 Apr, 03:21 PM

Việt Nam cần xác định rõ muốn kiểm soát hay phát triển. Khoảng 60-70% quốc gia trên thế giới hiện tiếp cận tiền mã hóa theo hướng kiểm soát, tập trung vào phòng chống rửa tiền, kiểm soát dòng vốn và gian lận, khiến lĩnh vực khó phát triển. Trong khi đó, phần còn lại chủ động thu hút doanh nghiệp, tạo hệ sinh thái, kết nối tài chính và đã đạt tốc độ phát triển ấn tượng. Theo tôi, UAE là thị trường có cách tiếp cận tiên tiến nhất, tiếp đến là Singapore và thành phố Hong Kong. Cả ba đều có những bài học đáng tham khảo.

Hoài Đức – Hà Nội: Cần kiểm tra hoạt động trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh

Hoài Đức – Hà Nội: Cần kiểm tra hoạt động trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh

21 Apr, 02:16 PM

(PLM) - Theo phản ánh, trạm trộn bê tông Minh Tâm An Khánh (thuộc Công ty TNHH Bê tông Minh Tâm An Khánh) nằm tại KĐT Kim Chung - Di Trạch nhiều lần bị cơ quan chức năng huyện Hoài Đức kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động để khắc phục sai phạm về môi trường. Tuy nhiên, đơn vị này vẫn phớt lờ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tiếp tục xả nước thải có dấu hiệu chưa qua xử lý ra môi trường. Và nhiều dấu hiệu bất thường khi mỗi ngày, có hàng chục xe chở bê tông gắn logo "Bê tông Chèm" vào hút bê tông mang đi tiêu thụ?

nd

nd

10 Apr, 01:51 PM

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ