Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cảnh báo tội phạm mạo danh cơ quan công an, tư pháp để lừa đảo

Kinhtedothi - Giả danh cơ quan công an, tư pháp để lừa đảo là chiêu trò không mới. Dù cơ quan công an đã nhiều lần cảnh báo song do chủ quan, thiếu cảnh giác, một số tổ chức, cá nhân vẫn bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ảnh minh họa.

Giả danh cơ quan công an, tư pháp chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Liên tiếp trong những ngày qua, Công an TP Hà Nội nhận được đơn thư của người dân tố giác các đối tượng giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát... gọi điện thoại đe dọa, nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điển hình như vào ngày 26/11 vừa qua, Công an phường Dịch Vọng tiếp nhận đơn trình báo của bà L. (sinh năm 1959, trú tại quận Cầu Giấy) về việc nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ viện kiểm sát thông báo bà L. có liên quan đến vụ án ma túy. Đối tượng yêu cầu bà L. phải chuyển tiền vào tài khoản để phong tỏa, nếu không liên quan sẽ trả lại. Do lo sợ, bà L. đã chuyển 4,25 tỷ đồng vào tài khoản của các đối tượng.

Tương tự, với thủ đoạn giả danh nêu trên, trước đó vào ngày 7/11, Công an phường Ngọc Thụy tiếp nhận đơn trình báo của bà D. (sinh năm 1953, trú tại quận Long Biên) về việc bà D. có nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là đại tá công an. Đối tượng nói bà D. có liên quan đến đường dây mua bán ma túy và yêu cầu phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để phục vụ điều tra. Sau đó, bà D. phát hiện tài khoản bị mất gần 6 tỷ đồng nên mới đến cơ quan công an trình báo.

Ngoài ra, lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội, các đối tượng xấu đã lập những trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng công an để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Trung tướng Tô Ân Xô - Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết: Thời gian qua, lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phát hiện gần 400 trang mạng, tài khoản mạng xã hội (trên nền tảng Facebook, YouTube, Zalo, Tiktok, Instagram…) giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng công an nhân dân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Điển hình như nhóm “Học viện An ninh nhân dân - T01” với hơn 11,200 thành viên, mạo danh Học viện An ninh nhân dân, phát tán nhiều hình ảnh phản cảm, vi phạm điều lệnh công an nhân dân, không kiểm duyệt chặt chẽ nội dung dẫn đến việc để đối tượng xấu lợi dụng…

Không chuyển tiền cho các đối tượng không quen biết

Theo Công an TP Hà Nội, các bị hại bị các đối tượng lừa đảo bằng hình thức mạo danh, giả danh cán bộ các cơ quan tư pháp đều là những bị hại ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí; thiếu ý thức cảnh giác với tội phạm; không có kiến thức về bảo mật thông tin cũng như hiểu biết về các hoạt động tố tụng hình sự…

Trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Nguyễn Hữu Toại - Giám đốc Công ty Luật Hừng Đông cho biết, tình trạng các đối tượng mạo danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án để lừa đảo trong những năm qua có chiều hướng gia tăng. Thủ đoạn phổ biến của chúng là gọi điện thoại cho người dân rồi xưng là cán bộ công an, hoặc người của viện kiểm sát, tòa án để đe dọa người dân như bảo họ đang bị cơ quan điều tra triệu tập để điều tra vụ việc liên quan.

Sau khi đe dọa, các đối tượng thường yêu cầu người dân chuyển tiền vào các số tài khoản của chúng để xử lý các vướng mắc pháp lý mà người dân đang vướng phải (thực chất họ không có vướng mắc gì cả). Nếu người dân nhẹ dạ cả tin chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng thì chúng sẽ chiếm đoạt số tiền đó.

“Thực ra các thủ đoạn này không mới nhưng vẫn có nhiều nạn nhân bị các đối tượng mạo danh này lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Để tránh tình trạng mạo danh này, người dân cần lưu ý các cơ quan tư pháp không làm việc với người dân qua điện thoại để yêu cầu chuyển tiền, khi làm việc đều có giấy mời, giấy triệu tập. Người dân tuyệt đối không chuyển tiền cho các đối tượng không quen biết để tránh bị lừa đảo, lợi dụng. Khi bị các số điện thoại lạ gọi điện thoại đe dọa, người dân cần báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để điều tra, xử lý các đối tượng mạo danh, lừa đảo” - luật sư Nguyễn Hữu Toại chia sẻ.

 

Theo Bộ Công an, trường hợp người dân có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Bộ Công an: Cao điểm tấn công tội phạm cá độ bóng đá dịp World Cup

Bộ Công an: Cao điểm tấn công tội phạm cá độ bóng đá dịp World Cup

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cà phê và huyết áp

Cà phê và huyết áp

09 Feb, 06:19 AM

Kinhtedothi - Cà phê đã là một phần trong chế độ ăn uống của con người trong khoảng 1.000 năm. Trong phần lớn thời gian đó, nó đã gây ra nhiều tranh cãi.

Gốm sứ Minh Long và hành trình 55 năm kiến tạo di sản

Gốm sứ Minh Long và hành trình 55 năm kiến tạo di sản

19 Jan, 05:32 AM

Kinhtedothi - 55 năm qua, đối với Minh Long là một hành trình đầy gian truân nhưng cũng đầy cảm hứng. Câu chuyện bắt đầu từ khát vọng đưa tinh hoa văn hóa Việt Nam lên gốm sứ, để vươn ra thế giới…

Tiền số, tiền ảo là cơ hội hay cạm bẫy?

Tiền số, tiền ảo là cơ hội hay cạm bẫy?

18 Jan, 05:31 AM

Kinhtedothi - Theo các thống kê, nhà đầu tư Việt đang kiếm lời tỷ USD từ tiền ảo, tiền số. Tuy nhiên, nhiều đường dây lừa đảo liên quan đến loại sản phẩm này được các cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp phát hiện cũng lên tới hàng trăm triệu USD.

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

Đỗ trọng bổ thận, cường gân cốt

12 Jan, 05:27 AM

Kinhtedothi - Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv. thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae) vị thuốc này được ghi đầu tiên ở sách Bản kinh. Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ