Kinhtedothi - Cơ quan Việc làm và Phát triển Xã hội Canada (ESDC) cùng với Bộ di trú Canada (IRCC) mới đây đã công bố các sửa đổi đối với Quy định Bảo vệ Người tị nạn và Nhập cư liên quan đến Người lao động nước ngoài tạm trú tại nước này.
Người dân tại một ga tàu hỏa ở Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, tổng cộng có 13 sửa đổi được bổ sung để tăng cường bảo vệ người lao động và cải thiện các Chương trình Lao động Nước ngoài Tạm thời (TFWP) tại Canada.
Cụ thể, ESDC cho biết các quy định này sẽ bảo vệ người lao động khỏi bị lạm dụng và ngược đãi ở Canada, yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp cho tất cả người lao động thông tin về các quyền của họ ở Canada, nghiêm cấm người sử dụng lao động thu phí tuyển dụng đối với người lao động... cũng như các quy định tăng cường khả năng tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe đối với người lao động.
Bộ sẽ dừng cấp Đánh giá Tác động Thị trường Lao động (LMIA) mới cho người sử dụng lao động vi phạm. LMIA là một loại giấy tờ mà người sử dụng lao động nộp cho ESDC chứng minh rằng việc thuê lao động nước ngoài sẽ không có tác động tiêu cực đến lực lượng lao động hoặc nền kinh tế của Canada). Bất kỳ người nước ngoài nào được thuê đều cần có giấy này để có được giấy phép lao động vào Canada.
Ngoài các sửa đổi, một cuộc thảo luận gần đây đã diễn ra giữa ESDC và các bên liên quan trong việc nâng cao hiệu quả của các chương trình TFWP. Theo đó bổ sung các công cụ, cam kết tăng cường để phát hiện các vi phạm và xử lý kịp thời.
Người lao động nước ngoài tạm thời (TFW) có các quyền giống như công dân hoặc thường trú nhân Canada.
“Ở Canada, quyền của tất cả người lao động – bao gồm cả người lao động nước ngoài tạm thời – được luật pháp bảo vệ," Bộ trưởng Bộ Di trú Canada Sean Fraser cho biết.
Với những quy định mới này, Chính phủ Canada đang tăng cường khả năng bảo vệ người lao động nước ngoài tạm thời và đang nâng cao năng lực của mình để ngăn chặn việc ngược đãi hoặc lạm dụng có thể xảy ra trong thời gian các lao động nước ngoài cư trú tạm thời làm việc tại Canada, theo ông Sean Fraser.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.