Kinhtedothi - Theo kế hoạch, TP. Cần Thơ dự kiến phát hành trái phiếu chính quyền địa phương với số tiền 2.000 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2024 và năm 2025 để tập trung thực hiện các dự án quan trọng của TP.
Nghị quyết số 45/2022/QH15, ngày 11/2/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ, tại Điều 3 đã quy định thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù đối với TP về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước.
Trong đó, TP Cần Thơ được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho TP vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách TP được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách TP hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Cần Thơ dự kiến phát hành trái phiếu chính quyền địa phương vay 2.000 tỉ nhằm kịp thời đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm của TP. (Ảnh: Quang Vinh)
Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: Năm 2023, số thu ngân sách TP ước đạt 10.024 tỷ đồng, như vậy TP sẽ được vay tối đa khoảng 6.014 tỷ đồng. Tổng dư nợ dự kiến đến hết năm 2023 của TP là 2.685 tỷ đồng và được vay thêm khoảng 3.329 tỷ đồng.
"Hiện TP đang thực hiện Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, với tổng số tiền khoảng 2.000 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2024 và năm 2025 để tập trung thực hiện các dự án quan trọng của TP." - ông Trần Việt Trường nhấn mạnh.
Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện các giải pháp và có đề án cụ thể để thực hiện khai thác hiệu quả các nguồn thu, đảm bảo tăng thu ngân sách để thực hiện tự chủ và được hưởng các chính sách theo Nghị quyết của Quốc hội.
Trước đó, tại buổi làm việc với đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cũng kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợ, tổng hợp trình Chính phủ chấp thuận và trình Quốc hội thông qua mức trần nợ chung, làm cơ sở để TP phát hành trái phiếu chính quyền địa phương hoặc vay các định chế tài chính khác theo quy định trong hai năm 2024 và 2025, với số vốn vay từ 3.000 - 4.000 tỉ đồng.
Số vốn này để đầu tư xây dựng công trình trọng điểm của TP, các dự án tái định cư, công trình chống sạt lở bờ sông và chỉnh trang đô thị. Nguồn kinh phí hoàn trả là từ ngân sách TP.
Kinhtedothi - Theo Nghị quyết số 45/2022/QH15, khi đầu tư vào Dự án nạo vét luồng Định An - Cần Thơ, nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, tiền thuê đất.
Kinhtedothi - Nghị quyết số 45/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù không chỉ giúp TP Cần Thơ phát triển mà còn là động lực cho sự phát triển cả vùng ĐBSCL.
Kinhtedothi -Dù chỉ mới thử nghiệm nhưng Công trình âu thuyền Cái Khế đã phát huy tác dụng, đảm bảo mục tiêu chống ngập và bảo vệ vùng lõi của đô thị trung tâm TP.
Kinhtedothi - Sau sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Quảng Ninh có 54 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã, 30 phường, 2 đặc khu là Cô Tô và Vân Đồn, mở ra bước ngoặt chiến lược trong tái cấu trúc tổ chức bộ máy và phát triển kinh tế biển đảo.
Kinhtedothi - Ngày 3/7, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Lâm Đồng công bố quyết định thành lập Phòng Giao dịch NHCSXH Đắk Nông và công bố công tác cán bộ.
Kinhtedothi - Những năm qua, tỉnh Điện Biên tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều vùng sản xuất chuyên canh đã từng bước hình thành nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, đem lại hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ổn định cho người dân.
Kinhtedothi - Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 6/2025 của Việt Nam tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2024, đưa tổng kim ngạch 6 tháng đầu năm đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5%.