Kinhtedothi - Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ngày 4/4 tuyên bố các nước Arab sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa Moscow và Kiev nhằm xây dựng lòng tin và mở đường cho giải pháp chính trị bền vững cho cuộc xung đột này.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry tham dự buổi họp báo ở Moscow cùng người đồng cấp Nga Sergey Lavrov và Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul-Gheit. Ảnh: Egypt Today
Theo Egypttoday, phát biểu trong cuộc họp báo ở Moscow cùng người đồng cấp Nga Sergey Lavrov và Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul-Gheit hôm 4/4, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết nhóm liên lạc AL (gồm các đại diện từ Ai Cập, Jordan, Algeria, Iraq, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Sudan) đã khẳng định sự cần thiết tiếp tục đàm phán giữa Nga và Ukraine.
Tuyên bố của người đứng đầu ngành ngoại giao Ai Cập được đưa ra sau phiên tham vấn giữa nhóm liên lạc AL và Ngoại trưởng Lavrov dưới sự chứng kiến của Tổng thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit.
Theo Bộ trưởng Shoukry, các nước Arab mong muốn làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine nhằm xây dựng lòng tin và mở đường cho giải pháp chính trị bền vững cho cuộc xung đột này.
Đồng thời, Ngoại trưởng Shoukry kêu gọi Moscow và Kiev ngừng leo thang căng thẳng và các hành động quân sự. Ông cũng cảnh báo về tác động của cuộc xung đột Ukraine-Nga đối với an ninh quốc tế.
Trước đó, hôm 2/4, Ngoại trưởng Shoukry đã điện đàm với các Bộ trưởng Ngoại giao Pháp và Đức để thảo luận về những tác động toàn cầu từ khủng hoảng Nga-Ukraine.
Về phần mình, Tổng thư ký AL Aboul-Gheit nhấn mạnh tác động kinh tế nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đối với nền kinh tế của các quốc gia Arab, trong đó có hoạt động nhập khẩu lúa mì, du lịch và kế hoạch phát triển.
Nhóm liên lạc AL dự kiến tổ chức tham vấn với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại thủ đô Warsaw (Ba Lan) trong ngày 5/4 nhằm tìm kiếm giải pháp ngoại giao để chấm dứt chiến sự tại Ukraine.
Kinhtedothi - Theo thông tin trên website của Liên hợp quốc, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo, cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine có thể gây nên tình trạng mất an ninh lương thực trên diện rộng.
Kinhtedothi - Trả lời báo giới hôm 4/4, phát ngôn viên Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc của Kiev về việc Nga đã thảm sát dân thường tại thị trấn Bucha, Ukraine, nhấn mạnh trình tự thời gian của các sự kiện có nhiều mâu thuẫn.
Kinhtedothi - Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận bước đầu về việc khởi động các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine.
Kinhtedothi - Giới chức châu Âu đã nỗ lực tìm lại vị thế qua việc tổ chức hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris, song sự chia rẽ nội bộ và áp lực từ bên ngoài khiến tương lai của lục địa này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Kinhtedothi – Những động thái gần đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là trong vấn đề Ukraine và mối quan hệ với Nga, khiến các đồng minh châu Âu lo ngại về tương lai của liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Kinhtedothi - Tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã cáo buộc các nhà lãnh đạo châu Âu về việc kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận và không kiểm soát được vấn đề nhập cư.
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.