Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bảo tồn tối đa các yếu tố gốc của di tích khi tu bổ, tôn tạo

Kinhtedothi – Bộ VHTT&DL đề nghị tỉnh Thanh Hóa đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, hiện trạng các công trình của di tích đình đền thờ Tể tướng - Thái Bảo Đại Vương Nguyễn Hiệu để đề xuất phương án bảo tồn các yếu tố gốc.

Bộ VHTT&DL nhận được Tờ trình số 29/TTr-UBND ngày 20/3/2025 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đề nghị thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình đền thờ Tể tướng - Thái Bảo Đại Vương Nguyễn Hiệu, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (kèm hồ sơ dự án).

Di tích đình đền thờ Tể tướng - Thái Bảo Đại Vương Nguyễn Hiệu, xã Nông Trường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Thu Hà

Sau khi xem xét, để có cơ sở thẩm định dự án, Bộ VHTT&DL đề nghị tỉnh Thanh Hóa bổ sung một số nội dung trong hồ sơ. Cụ thể, dự án đề xuất hạ giải công trình Nghi môn, đền chính (Tiền tế và Hậu cung) để xây dựng lại với quy mô và phương án kiến trúc thay đổi (Nghi môn kiến trúc một tầng mái, một lối vào thành Nghi môn kiến trúc hai tầng mái, ba lối vào; đền chính kiến trúc đầu hồi bít đốc thành kiến trúc mái có đao…). Để bảo đảm nguyên tắc bảo tồn tối đa các yếu tố gốc của di tích, dự án cần đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, hiện trạng của các công trình để đề xuất phương án bảo tồn các yếu tố gốc, thành phần kiến trúc có giá trị (nếu có), làm rõ căn cứ của đề xuất kiến trúc công trình xây dựng lại.

Bên cạnh đó, hiện trạng tại di tích có công trình Bình phong nhưng trong phương án tổng mặt bằng thiết kế không còn công trình này. Bộ VHTT&DL đề nghị cần làm rõ căn cứ của việc dỡ bỏ công trình.

Hồ sơ cần bổ sung ý kiến của Nhân dân địa phương và dòng họ (nếu có) về phương án tu bổ, tôn tạo di tích; bổ sung thêm ảnh màu chụp hiện trạng các công trình (các mặt đứng, các thành phần kiến trúc, nội thất…).

Bộ VHTT&DL đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cơ quan chức năng bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ dự án, lấy ý kiến đồng thuận của Nhân dân địa phương về phương án tu bổ, tôn tạo di tích trước khi có công văn kèm hồ sơ gửi Bộ VHTT&DL xem xét, thẩm định theo quy định của pháp luật.

Di tích đình đền thờ Tể tướng - Thái Bảo Đại Vương Nguyễn Hiệu thờ Tể tướng Nguyễn Hiệu (1674 - 1735) - người có công phòng chống thiên tai, cứu đói cho dân. Tại khoa thi hội năm Canh Thìn (1700) ông đỗ tiến sĩ, được khắc tên trong bia tiến sĩ dựng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Di tích đình đền thờ Tể tướng - Thái Bảo Đại Vương Nguyễn Hiệu được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc Gia năm 2020. Hiện nay đền thờ còn lưu giữ rất nhiều vật quý, trong đó có bức trúc thư của Vua Lê Hiển Tông tặng cha con Nguyễn Hiệu năm 1775 được chạm khắc trên gỗ, trang trí rất tinh xảo; 4 câu đối bằng gỗ có niên đại từ thế kỷ XVIII, lư hương bằng đá cổ, 20 bộ sắc phong...

Tu bổ, tôn tạo di tích: không thể tùy tiện

Tu bổ, tôn tạo di tích: không thể tùy tiện

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đưa văn học Việt Nam hội nhập toàn cầu

Đưa văn học Việt Nam hội nhập toàn cầu

03 Jul, 09:02 AM

Kinhtedothi – Trong dự thảo Đề án quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa thế giới, với lĩnh vực văn học, Bộ VHTT&DL nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy văn học như một công cụ để giáo dục, quảng bá văn hóa và lịch sử Việt Nam, giúp độc giả quốc tế hiểu sâu hơn về đất nước, con người Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ