Băng tần cho 4G, 5G đã được phép đấu giá
Cụ thể, ngày 21/2, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất theo tiêu chuẩn IMT.
Theo đó, băng tần đấu giá là băng tần 2300-2400 MHz. Băng tần này được quy hoạch cho hệ thống thông tin di động mặt đất IMT của Việt Nam theo Thông tư số 29/2021/TT-BTTTT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Cụ thể, các khối băng tần đấu giá gồm: A1: 2300 - 2330 MHz; A2: 2330 - 2360 MHz; A3: 2360 - 2390 MHz.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trước năm 2016, lượng tần số đã cấp phát đủ cho nhu cầu của các doanh nghiệp và không có nhu cầu cấp phát thêm. Sau thời điểm năm 2016, các nhà mạng bắt đầu phát sinh nhu cầu mới.
Cuối năm 2021, Nghị định 88/2021 Quy định về thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần đã được ban hành. Bộ TT&TT đã dùng Nghị định này để thực hiện tiến trình đấu giá tần số 4G và 5G.
Doanh nghiệm tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz có thể triển khai mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ IMT-Advanced (4G) hoặc IMT-2020 (5G). Doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz theo nguyên tắc triển khai công nghệ nào (căn cứ hồ sơ đề nghị xét duyệt đủ điều kiện tham gia đấu giá) sẽ áp dụng yêu cầu triển khai mạng viễn thông với công nghệ tương ứng (IMT-Advanced/ IMT-2020).

Theo điều 1 Quyết định số 120/QĐ-BTTTT ngày 08/02/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc mức thu cơ sở đối với băng tần 2300-2400 MHz, mức thu cơ sở đối với băng tần 2300-2400 MHz là 12.885.557.936 VNĐ/MHz/năm. Thời gian được phép sử dụng băng tần là 15 năm.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được biên bản đấu giá, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ra Quyết định phê duyệt kết quả đấu giá và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 88/2021/NĐ-CP.

Sửa Luật Tần số vô tuyến điện: Giải tỏa “cơn khát” tần số cho viễn thông
Kinhtedothi - Mặc dù thị trường viễn thông Việt Nam đã có tốc độ phát triển rất nóng trong khoảng 14 năm trở lại đây nhưng có một thực tế đáng ngạc nhiên là trong quãng thời gian này, băng tần - "xương sống" của viễn thông - lại chưa từng được cấp mới cho bất kỳ nhà mạng nào.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung về tần số vô tuyến điện
Kinhtedothi - Chiều 9/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện. Đây là Dự án Luật đầu tiên được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Luật Tần số vô tuyến điện: Tạo thị trường viễn thông lành mạnh
Kinhtedothi - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện vừa được Quốc hội thông qua được xem là đột phá quan trọng, nhằm giải quyết “điểm nghẽn” của thị trường viễn thông suốt 13 năm qua vì thiếu tần số phát triển mạng 4G/5G.