Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã thống nhất chọn 3 công viên: Thống Nhất, Bách Thảo và Hòa Bình là công viên mở. Vấn đề được đa số người dân, chuyên gia đồng tình, bởi đây là không gian cần được mở tối đa để người dân có thể tiếp cận với cây xanh, mặt nước.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị tại những địa điểm này:
Nhằm thay đổi diện mạo kiến trúc đô thị, đồng thời để phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân, TP Hà Nội đang thực hiện kế hoạch cải tạo, nâng cấp các công viên, vườn hoa trên địa bàn. Trong đó, dự kiến tiến hành bỏ hàng rào và không thu phí ra vào đối với một số công viên. Khi ấy, công viên sẽ thực sự trở thành không gian mở gắn kết cộng đồng, người dân có thể hưởng thụ những giá trị văn hóa thiên nhiên miễn phí. Theo kế hoạch, TP thống nhất chọn Công viên Thống Nhất, Bách Thảo và Hòa Bình là công viên mở, không hàng rào, không bán vé ra vào.Với tinh thần chung công viên là công trình công ích, mục tiêu hàng đầu là phục vụ người dân, dư luận Thủ đô phần đông tán thành và mong chờ đợi sự thay đổi này.Theo anh Hữu Đức (quận Hoàng Mai, Hà Nội), đáng lẽ việc này nên thực hiện từ lâu: “Công viên là tiện ích công, nên miễn phí và phá bỏ hàng rào là đúng. Như thế mới gọi là công viên” - anh Hữu Đức bày tỏ. Cũng theo anh Hữu Đức, mặc dù vé vào cửa công viên không đáng là bao nhưng với những người thường xuyên ghé công viên để tham gia các hoạt động thể dục thể thao đều đặn thì tổng số tiền hàng năm để ra vào công viên lại không phải là con số nhỏ. Hiện, Công viên Thống Nhất đang thu vé ra vào đối với người lớn là 4.000 đồng; trẻ em: 2.000 đồng.Vườn Bách Thảo Hà Nội đang thu vé vào cổng với mức giá chung là 2.000 đồng.Giá vé vào cổng và vé gửi xe niêm yết tại Vườn Bách Thảo Hà Nội.Mặc dù ủng hộ chủ trương bỏ thu vé vào cửa công viên, tuy nhiên một số ý kiến vẫn tỏ ra lo ngại về việc phá hàng rào công viên. “Bỏ hàng rào thì chẳng mấy chốc những người lấn chiếm sẽ gặm nhấm, bôi bẩn, chà đạp lên công viên mà thôi. Cần phải có biện pháp quản lý phù hợp, kết hợp tuyên truyền về ý thức. Nếu không, chỉ ba bữa công viên sẽ thành cái chợ và bị lấn chiếm hết” - chị Thu Hải (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ. Anh Đức Anh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho rằng công viên vẫn nên có hàng rào bảo vệ: “Ở Việt Nam, tính tự giác của người dân chưa cao, nên an ninh trật tự chưa đảm bảo. Những người thiếu ý thức sẽ vào bán hàng rong, xả rác bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường".Với sự quản lý của các đơn vị được UBND TP giao vận hành, các công viên vẫn luôn tồn tại những biển nội quy, biển cấm nhằm nhắc nhở người dân có ý thức trong việc tham quan.Hiện nay, ở quanh các khu vực công viên, rất nhiều người dân đang tận dụng khoảng không gian để kinh doanh. Ảnh hưởng đến mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường.Tuy nhiên, KTS Trần Huy Ánh - Hội KTS Hà Nội cho rằng, hệ thống công viên được xây dựng để phục vụ mục đích công cộng, nhưng thời gian qua lại không thực sự “mến khách” như chức năng của nó, bởi những hàng rào vây kín trong khi không gian này cần được mở tối đa để người dân tiếp cận cây xanh, mặt nước càng nhiều càng tốt. Vẫn biết rằng rào công viên là biện pháp an ninh, tuy nhiên, nếu quản lý tốt thì việc rào hay không liên quan gì đến an ninh cả. Xã hội cần được tiếp cận công viên tối đa.Cũng có ý kiến cho rằng, công viên là của người dân, nên không hạn chế quyền tiếp cận của người dân vào bất kỳ vị trí nào trong công viên. Còn cách bỏ hàng rào như thế nào mà vẫn bảo đảm an ninh trật tự trong công viên thì cần phải nghiên cứu thêm.
Kinhtedothi - Dự án đã hoàn thiện pháp lý, chủ đầu tư đã bồi thường, giải phóng mặt bằng. Thậm chí, nhiều công trình đã được đưa vào sử dụng nhưng nếu muốn đầu tư xây dựng trường học, bệnh viện hay công viên… chủ đầu tư vẫn phải… chờ đấu thầu.
Kinhtedothi – Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, mục tiêu của TP là làm sống lại các công viên ở Hà Nội. TP sẽ mở ra một số mô thức mới để đầu tư công viên, công xanh, tìm nhà đầu tư để người dân được hưởng lợi.
Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, lực lượng chức năng phường Bưởi (quận Tây Hồ) và chủ bãi xe đầu phố Võng Thị đã tiến hành kiểm tra, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý.
Kinhtedothi - Sáng ngày 14/2, UBND xã Thạch Thán, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội đã chính thức triển khai kế hoạch xử lý vi phạm trật tự đô thị và tiến hành chỉnh trang đô thị theo Kế hoạch số /KH-BCĐ197 ngày 10/02/2025 của Ban Chỉ đạo 197 xã.
Kinhtedothi - Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip phản ánh việc một trường hợp đi lễ tại Phủ Tây Hồ dù không có nhu cầu gửi, dừng xe ngoài khu vưc bãi xe… vẫn bị nhân viên bãi xe gần đó quét mã, thu tiền qua ví VETC.
Kinhtedothi - Ẩn mình giữa lòng Hà Nội tấp nập, chùa Hà (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) từ lâu đã nổi tiếng là chốn linh thiêng, nơi các bạn trẻ tìm đến để cầu duyên, mong tình duyên bền chặt.
Kinhtedothi - Bãi trông giữ phương tiện đầu phố Võng Thị được cấp phép với mục đích chính phục vụ Điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống làm giấy Dó. Song, những bất cập trong quản lý đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.