Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

6 dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em dễ bị xem nhẹ

Kinhtedothi - Dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em thường không rõ ràng nên bố mẹ dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Sau đây là những dấu hiệu bất thường của xương cha mẹ cần lưu ý.

Đau tại chỗ

Dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em phổ biến nhất là các cơn đau tại một chỗ thường xuyên (thường là một bên đầu gối). Lúc đầu thường đau nhẹ và ngắt quãng, sau đó trẻ thường than đau liên tục, kéo dài, đau dữ dội hơn, toàn thân mệt mỏi. Vị trí đau thường được mô tả là từ trong xương ra, nằm gần nơi khối u phát triển.

Trẻ thường miêu tả cơn đau tăng dần lên, không thuyên giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giảm đau nhẹ. Cơn đau cũng làm gián đoạn giấc ngủ khiến trẻ hay thức giấc nửa đêm, ngủ không ngon. Thậm chí, cảm giác đau có thể dữ dội hơn vào ban đêm.

Tùy vào vị trí khối u, trẻ sẽ cảm thấy đau hơn khi làm một số hoạt động nhất định. Nếu khối u nằm ở xương chân, trẻ có thể đi khập khiễng.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Rối loạn chức năng

Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng sẽ làm hạn chế các hoạt động bình thường của người bệnh và có thể kèm theo triệu chứng teo cơ.

Sưng hay thấy khối u

Một dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em khác là khối u có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường hoặc sưng mềm ở vị trí đau. Khối u nằm ở ngực hay xương chậu thường không được để ý cho đến khi nó phát triển lớn hơn.

Khi chạm vào khu vực bị sưng hay u thường cảm thấy ấm nóng. Các khối u kèm theo đau thường thấy ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (khu vực đầu gối), vị trí ít gặp hơn ở đầu trên xương cánh tay, tổn thương xương dẹt như xương chậu, xương bả vai.

Xương yếu dễ gãy

Khi chơi đùa, chỉ cần ngã nhẹ thì trẻ đã bị gãy xương. Đa số các bố mẹ đều cho rằng, đây là hiện tượng gãy xương thông thường do trẻ nghịch ngợm. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể là một trong những dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em mà bạn không biết.

Giảm khả năng vận động

Các khối u sẽ tác động đến phần khớp xương gần nó nhất. Theo thời gian, các hoạt động của khớp sẽ trở nên khó khăn, từ đó làm giảm khả năng vận động của các chi.

Trong trường hợp khối u nằm ở phần xương sống thì các dây chằng tại đây phải chịu một lực ép lớn. Lúc này, sự linh hoạt của các chi sẽ ngày càng yếu đi, nặng hơn là bị tê liệt toàn bộ chi này. Do đó, khi thấy con mình đi lại bất thường bố mẹ nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân, vì có thể đây là dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em.

Sụt cân, mất ngủ

Sự xuất hiện của các khối u ác tính có thể gây ra những triệu chứng bất thường trên cơ thể người bệnh như sút cân, chán ăn, mất ngủ …, cơ thể thiếu năng lượng.

Làm gì khi trẻ chậm nói?

Làm gì khi trẻ chậm nói?

8 việc phái nữ nên làm mỗi ngày giúp ổn định nội tiết tố

8 việc phái nữ nên làm mỗi ngày giúp ổn định nội tiết tố

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mẹo tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh cúm hiệu quả

Mẹo tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh cúm hiệu quả

14 Feb, 12:27 PM

Kinhtedothi - Khí hậu ẩm lạnh, nơi đông đúc...là những điều kiện tốt khởi phát dịch cúm. Vì vậy, việc tăng cường hệ miễn dịch để giúp phòng bệnh hiệu quả là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những cách tăng cường hệ miễn dịch giúp phòng cúm hiệu quả.

5 sai lầm phổ biến có thể khiến bệnh cúm trở nặng

5 sai lầm phổ biến có thể khiến bệnh cúm trở nặng

09 Feb, 09:58 AM

Kinhtedothi - Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh chóng do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Cúm mùa gây ra các triệu chứng tương tự như bệnh cảm lạnh thông thường nhưng biến chứng bệnh cúm mùa nguy hiểm hơn rất nhiều lần, có thể gây tử vong nếu lơ là phòng bệnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ