Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

50 năm thống nhất đất nước - Ngày 7/4/1975: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa” giải phóng miền Nam

Ngày 7/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa... Quyết chiến và toàn thắng!”

Quân Giải phóng chuẩn bị lực lượng trước giờ tổng công kích vào Sài Gòn-Gia Định với tinh thần “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” (26/4/1975). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Ngày 7/4/1975, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi bức điện số 157-HĐKTK lệnh cho các đơn vị: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”

Các đơn vị nhận được mệnh lệnh ngay trong đêm 7/4/1975 đã tăng tốc độ hành quân, vừa đi vừa đánh địch, mở đường đến vị trí tập kết chiến dịch đúng quy định.

Các đơn vị binh chủng kỹ thuật của Bộ tăng cường cho cánh quân phía Bắc ở xa, mang vác cồng kềnh, đơn vị cuối cùng đến vị trí tập kết chậm nhất vào ngày 26/4/1975.

Cùng ngày, khối đi đầu của Quân đoàn 2 (trừ Sư đoàn 324 được giao nhiệm vụ ở lại bảo vệ Huế, Đà Nẵng), được tăng cường Sư đoàn 3 và Tiểu đoàn 3 thiết giáp Quân khu 5, bắt đầu hành quân theo Đường 1 tiến vào hướng Nam.

Đội hình hành quân của Quân đoàn khá dài, gồm 2.276 xe chở bộ đội và hàng hóa, 89 xe tăng thiết giáp, 223 xe kéo pháo. Tổng quân số tham gia hành quân là hơn 32.400 người.

Cũng trong ngày 7/4/1975, tại căn cứ Tà Thiết (Lộc Ninh), đại diện Bộ Tổng tư lệnh đã họp với Thường vụ Trung ương Cục và Quân ủy miền thông qua kế hoạch tiến công quân sự trên mặt trận Sài Gòn.

Hội nghị nhấn mạnh: Trong khi khẩn trương chuẩn bị cho phương án chiến dịch quy mô lớn… nếu địch có hiện tượng tan rã đột biến lớn thì không đợi chủ lực của Bộ vào, mà bằng lực lượng sẵn có nhanh chóng, táo bạo chọc thẳng vào Sài Gòn, kết hợp với đặc công, biệt động và quần chúng nổi dậy từ bên trong để đánh chiếm Sài Gòn, hoặc ít nhất cũng tạo được một thế có lợi cho phương án cơ bản là giải phóng Sài Gòn bằng lực lượng chủ lực, với ưu thế áp đảo địch.

Cũng tại Hội nghị, đồng chí Lê Đức Thọ công bố quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định của Bộ Chính trị.

Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm Tư lệnh; đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục làm Chính ủy. Quân đoàn 4 (thiếu Sư đoàn 9 đã tăng cường cho Đoàn 232 ở hướng Tây Nam) và Sư đoàn 6 chủ lực Quân khu 7 được giao nhiệm vụ phối hợp tiến công thị xã Xuân Lộc, tuyến phòng thủ vững chắc được coi là "cánh cửa thép" của quân ngụy, để mở cửa hướng Đông đánh vào Sài Gòn.

Cũng trong những ngày tháng Tư này, Thành ủy và Thành đội Sài Gòn-Gia Định đã đưa 1.700 cán bộ cơ sở nằm vùng xuống các xã, phường, quận, huyện nội, ngoại thành vận động và tổ chức cho quần chúng sẵn sàng nổi dậy, tiếp tế cơm nước cho bộ đội khi chủ lực Quân giải phóng đánh vào nội đô.

Thành ủy và Thành đội còn cử hàng trăm chiến sỹ biệt động, tự vệ thành ra ngoại ô đón, dẫn đường cho các cánh quân của ta tiến vào đánh chiếm các mục tiêu then chốt, như Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham mưu, Dinh Độc Lập, Nha Cảnh sát đô thành và Biệt khu Thủ đô.

Nhà ga T3 – Dấu ấn chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhà ga T3 – Dấu ấn chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sông Sài Gòn – Dòng chảy lịch sử 50 năm sau ngày giải phóng

Sông Sài Gòn – Dòng chảy lịch sử 50 năm sau ngày giải phóng

Đặc sắc và hào hùng Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Lâm Đồng- Đà Lạt

Đặc sắc và hào hùng Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng Lâm Đồng- Đà Lạt

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Thủ tướng: vận hành chính quyền địa phương 2 cấp thông suốt, hiệu quả

03 Jul, 09:08 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo vận hành chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thông suốt, nhịp nhàng, hiệu quả với 3 "không để" gồm: Không để người dân, doanh nghiệp nào không được giải quyết thủ tục hành chính hoặc thủ tục kéo dài; không để bất cứ người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, người bệnh phải được khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả; không để các dự án đang triển khai bị đứt gãy, không có người chịu trách nhiệm, không để lãng phí nguồn lực, bảo đảm thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án lớn.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai tiếp xúc cử tri 17 xã, phường

03 Jul, 07:01 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri 17 xã, phường sau Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khoá XV. Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại điểm cầu các xã, phường.

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

Từ 1/7/2025, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo kết quả KPI

03 Jul, 04:22 PM

Kinhtedothi - Ngày 3/7, giới thiệu những nội dung mới của Luật Cán bộ, công chức tại cuộc họp báo do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, từ 1/7, thăng chức, tăng lương thưởng cho công chức theo chất lượng, hiệu quả công việc (KPI).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ