Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

5 điều kiêng kỵ trong Tết Đoan Ngọ 5/5

Trong Tết Đoan Ngọ, người xưa quan niệm nên kiêng một số việc.

Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc... Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên dân dã là ngày “giết sâu bọ".

Ở Việt Nam, người dân có tập tục đón Tết Đoan Ngọ vào mồng 5/5 âm lịch hằng năm. Đây là giai đoạn thời tiết nắng nóng kéo dài, sâu bọ phát triển nhiều.

Cúng trước giờ Ngọ

Theo sách Văn khấn toàn tập, nên cúng Tết Đoan Ngọ vào đúng chính Ngọ (12 giờ trưa ngày 5/5 âm lịch). Nếu không thể cúng đúng giờ, người dân chỉ cần thắp hương, cúng lễ vào buổi sáng, không nên vượt quá giờ Ngọ.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có nhiều loại trái cây, rượu nếp. Ảnh: Hải Anh

Lưu ý khi cúng

Không nên ăn trước khi cúng mà phải đợi khi cúng xong, cả nhà sum vầy bên mâm cỗ.

Một số loại thực phẩm thường có trong mâm cúng như rượu nếp, xôi, bánh tro, hạt sen, hoa quả có vị chua…

Chú ý trong sinh hoạt

Để tránh xui rủi, người dân từ xưa đã có các kiêng kị như: không vứt giày dép lộn xộn (vì trong tiếng Hán giày dép là "tà"), kiêng đánh rơi hay chi tiền vào việc không xứng đáng, không mua vật phẩm có hình thù kỳ lạ vì có thể gặp vận trình trắc trở...

Nhiều người còn cho rằng nên tránh để rơi tiền trong ngày Tết Đoan ngọ vì khi đó bạn đã đánh rơi tài lộc, khiến vận may đi xuống.

Kiêng đến nơi mạnh tà khí, âm khí

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh dừng chân ở những nơi âm u, nhiều tà khí, âm khí như nghĩa trang... vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên thực tế, đây là những nơi chứa nhiều mầm bệnh, hơn nữa Tết Đoan Ngọ thường trùng hoặc gần ngày Hạ chí - khoảng thời gian nóng nhất trong năm nên vi sinh vật gây bệnh phát triển rất mạnh.

Thói quen ăn uống

Ở một số vùng miền, người lớn sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc.

Vào dịp này, với mong muốn xua đuổi vận xui, nhiều người sẽ tắm bằng nước đun lá thiên nhiên như lá tía tô, bồ kết, lá sả... Hương thơm từ các loại lá thiên nhiên cũng mang lại cảm giác thoải mái, phấn chấn, thanh lọc cơ thể.

Theo quan niệm cổ truyền, người dân ăn hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5 là một cách để diệt trừ sâu bọ. Trong ngày Tết Đoan Ngọ, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

(Theo Laodong.vn)

Tết Đoan Ngọ năm 2025 vào ngày nào?

Tết Đoan Ngọ năm 2025 vào ngày nào?

Tết Đoan Ngọ nên làm điều gì để tăng thêm may mắn, tài lộc?

Tết Đoan Ngọ nên làm điều gì để tăng thêm may mắn, tài lộc?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28/6

28 Jun, 04:19 PM

Kinhtedothi - Ngày 28/6 hằng năm là dịp đặc biệt để mỗi người Việt Nam cùng nhau tôn vinh giá trị thiêng liêng của gia đình – nơi nuôi dưỡng tâm hồn, giữ gìn truyền thống văn hóa là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của xã hội.

Văn khấn mùng 1 tháng 6 âm lịch Ất Tỵ 2025 chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 6 âm lịch Ất Tỵ 2025 chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam

24 Jun, 03:37 PM

Kinhtedothi - Đối với nhiều người Việt Nam, ngày mùng 1 âm lịch, hay còn gọi là ngày Sóc, đánh dấu thời điểm bắt đầu của một tháng mới trong năm âm lịch. Nhiều gia đình người Việt đều thắp hương, đọc bài khấn ngày mùng 1 nhằm thể hiện sự thành kính đối với thần linh, tổ tiên, đồng thời cầu mong may mắn và bình an cho cả gia đình.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ