Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

5 điều cấm kỵ khi uống bia vào mùa hè

Kinhtedothi - Những ngày hè nóng bức bia được xem như một thức uống mát lạnh được nhiều người yêu thích nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua những cảnh báo dưới đây để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Không dùng bia để xoa dịu cơn khát, cơn nóng

Việc uống bia mùa hè, đặc biệt là bia lạnh có thể giúp bạn cảm nhận ngay sự mát mẻ mà nó đem lại nhưng sau khi đi vào cơ thể, chất cồn trong bia kích thích sự tiết ra hormone của tuyến thượng thận, từ đó khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu bị giãn nở gia tăng quá trình bốc hơi nước gây ra cảm giác khô miệng.

Đồng thời chất cồn cũng hòa tan trong máu, làm độ nhớt tăng lên, buộc máu phải hấp thu nước ở ngoại mạch để pha loãng máu ở trong tĩnh mạch do đó cũng gây ra cảm giác khô miệng. Uống bia nhiều cũng kích thích thận hoạt động, đẩy nhanh quá trình bài tiết, tiểu nhiều làm cơ thể mất độ ẩm nhanh hơn.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Uống bia cùng đồ nướng

Các thực phẩm được sử dụng để nướng thường là hải sản, thịt động vật hoặc nội tạng động vật. Khi kết hợp với bia - loại đồ uống gây cuyển hoá purine cao - sẽ thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh gout.

Bên cạnh đó đồ nướng có thể sản sinh ra các benzopyrene có thể gây ra ung thư ví dụ như acid nucleic có trong thịt gây đột biến gen. Mặt khác, bia một khi được đưa vào cơ thể sẽ khiến chất nhầy tại niêm mạc dạ dày bị hoà tan làm cho protein dễ dàng hấp thụ hơn, nguy cơ ung thư cũng sẽ cao hơn.

Uống bia quá lạnh

Uống những cốc bia tươi mát lạnh trong thời điểm nắng nóng của mùa hè thực sự sẽ đem lại cho bạn cảm giác khoan khoái. Tuy nhiên hãy chú ý, nếu nhiệt độ bia quá thấp hoặc quá cao không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị mà còn làm bạn dễ mắc một số bệnh.

Nhiệt độ lí tưởng để uống bia là 12oC. Nếu nhiệt độ quá cao làm hàm lượng doxit cacbon bị thất thoát làm giảm sự hấp dẫn của bia bởi bia dễ bị đắng. Ngược lại nhiệt độ quá thấp dưới 5oC làm cho protein có trong bia bị phân hủy, cấu trúc dinh dưỡng bị phá hỏng. Uống bia quá lạnh cũng dễ làm khiến quá trình lưu thông máu giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, tiêu chảy, viêm tụy cấp tính.

Chỉ uống mà không ăn

Trong cuộc vui, nhiều người thích uống hơn là dùng đồ ăn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, không chỉ làm bạn có cảm giác vô cùng mệt mỏi mà nó còn ảnh hưởng đến dạ dày và tiêu hóa. Nếu thói quen này kéo dài quá lâu sẽ làm tăng tỷ lệ bị ung thư dạ dày.

Uống quá nhiều

Như đã nói ở trên, việc uống bia quá nhiều gây ra rất nhiều hệ luỵ xấu cho sức khoẻ, tổn thương cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, dạ dày,... Vì thế nếu như trong suốt mùa hè ngày nào bạn cũng uống bia quá nhiều sẽ khiến sức khoẻ bị suy giảm.

Làm sao để tránh mất nước, sốc nhiệt khi uống rượu bia ngày nóng?

Một cốc bia lạnh thật sự hấp dẫn vào ngày hè nóng nực, nhưng bạn nên từ chối nó dù đang rất khát. TS Heather Mangieri, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng Mỹ, cho biết rượu bia là chất lợi tiểu, khiến cơ thể tăng sản xuất nước tiểu, dẫn đến nguy cơ mất nước cao. 

Ngoài ra, nếu thường xuyên phải đi ngoài trời nắng, bạn dễ bị kiệt sức do mất nước lớn qua mồ hôi. Lúc này, việc uống rượu bia càng khiến cơ thể dễ bị tổn thương hơn vì tăng thoát nước.

Nếu rơi vào trường hợp không thể từ chối uống rượu bia, bạn có thể uống thêm một ngụm nước sau một ly rượu, pha nước vào bia, hoặc uống chúng ít hơn tửu lượng thực tế. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng mất nước và tình trạng khó chịu sau khi uống.

Ngoài ra, sau khi uống rượu bia vào mùa này, bạn nên bổ sung nhiều nước lọc, nước gừng hay chất điện giải để giúp đào thải nhanh chất cồn ra khỏi cơ thể cũng như hạn chế tình trạng đau đầu.

Cụ thể, theo các nhà khoa học, lượng nước khuyến nghị cho nam giới là 2.5 l/ngày và nữ giới là 2 l/ngày. Tuy nhiên, lượng nước còn tùy vào thể trạng mỗi người và con số trên không dành cho người bị mắc bệnh liên quan dự trữ nước (suy tim, suy thận...).

Bạn có thể cần uống nhiều nước hơn nếu có tập thể dục, vận động nặng nhọc, đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt khi trời nắng nóng. Ngoài ra, nước trái cây như nước dừa, nước mía, dưa hấu ép, nước chanh... cũng rất có ích.

Bên cạnh đó, sau khi say rượu, bạn có thể uống nước có đường, sữa, nước canh, nước mật ong hoặc oresol để bổ sung thêm muối natri và kali, từ đó giúp bạn phục hồi nhanh hơn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội kiểm soát chặt an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

Hà Nội kiểm soát chặt an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025

18 Feb, 03:31 PM

Kinhtedothi - Hiện nay là thời điểm sôi động của mùa lễ hội Xuân 2025. Nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP) và xảy ra sự cố ATTP vẫn có thể xảy ra ở các khâu của chuỗi thực phẩm tại các địa phương, đặc biệt những nơi có tổ chức lễ hội, tập trung đông người.

Hà Nội kiểm tra an toàn thực phẩm tại phủ Tây Hồ

Hà Nội kiểm tra an toàn thực phẩm tại phủ Tây Hồ

13 Feb, 04:13 PM

Kinhtedothi – Ngày 13/2, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về an toàn thực phẩm (ATTP) của Hà Nội đã kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại các cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ quanh phủ Tây Hồ trên địa bàn quận Tây Hồ.

Hà Nội: hôn mê vì ngộ độc rượu

Hà Nội: hôn mê vì ngộ độc rượu

12 Feb, 10:59 AM

Kinhtedothi - Ông L.Q.Đ., 61 tuổi (Mê Linh, Hà Nội) thường xuyên mua và uống rượu không rõ nguồn gốc. Dịp Tết Nguyên đán 2025, ông Đ. uống rượu liên tục nhưng không ăn uống gì, được phát hiện rối loạn ý thức nên người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư.

Kiểm tra ATTP điểm phục vụ kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kiểm tra ATTP điểm phục vụ kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XV

11 Feb, 05:59 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/2, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) do Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội Đặng Thanh Phong làm Trưởng đoàn phối hợp với các đơn vị kiểm tra ATTP tại 5 điểm phục vụ kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ